Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và xác định thẩm quyền cụ thể, đầy đủ của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 154 - 156)

b) Về việc nghiên cứu các tình tiết của vụ án chưa sâu; phân tích, đánh giá chứng cứ không đúng, dẫn đến việc Tòa án công nhận những

3.1.1. Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và xác định thẩm quyền cụ thể, đầy đủ của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế

Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao tổng kết công tác của ngành Tòa án năm 2001 và phương hướng, nhiệm vụ công tác Tòa án năm 2002 đã xác định rõ:

Trong công tác giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, tranh chấp lao động, kinh tế và hành chính phải đảm bảo áp dụng đúng pháp luật, chấp hành nghiêm túc, đầy đủ và đúng đắn các thủ tục tố tụng. Đặc biệt, phải quan tâm đẩy mạnh tiến độ giải quyết vụ án đúng thời hạn pháp luật quy định, hạn chế đến mức thấp nhất việc giải quyết chậm trễ, kéo dài các loại vụ án này [47, tr. 50]

Nghị quyết của Hội nghị lần thứ ba của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII cũng như Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã khẳng định việc tiếp tục thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, trong đó chú trọng việc cải cách thủ tục tố tụng. Các nghị quyết này cũng đã chỉ rõ rằng: Tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện theo hướng việc xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở Tòa án cấp này. Tòa án cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao chủ yếu xét xử giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn Tòa án nhân dân địa phương thực hiện xét xử thống nhất theo pháp luật [13, tr. 57].

Theo sự phân định thẩm quyền xét xử như hiện nay, Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ giải quyết các tranh chấp kinh tế có giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng và không có yếu tố nước ngoài. Tòa Kinh tế thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp kinh tế có giá trị tranh chấp từ 50 triệu đồng trở lên hoặc có yếu tố nước ngoài. Trong khi đó, hầu như tất cả các tranh chấp kinh tế đều có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. Điều đó làm cho Tòa án cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao đã và đang

phải tập trung phần lớn thời gian, công sức vào việc xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế và xét xử phúc thẩm các vụ án khác, không còn thời gian và sức lực làm tốt các công tác quan trọng mà pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án đã quy định.

Theo pháp luật hiện hành, Tòa Kinh tế thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh còn được giao xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm tất cả các vụ tranh chấp kinh tế. Trong khi đó, số lượng Thẩm phán của Tòa Kinh tế rất thiếu, nên Thẩm phán của các Tòa khác phải xét xử cả nhiều vụ án kinh tế.

Do các Thẩm phán không chuyên về xét xử kinh tế, hoặc do có quá ít thời gian để nghiên cứu hồ sơ, nên khi tiến hành hòa giải, có Thẩm phán không nắm vững các tình tiết của vụ tranh chấp, không đủ lý lẽ và lập luận, không thuyết phục được các bên đi đến thỏa thuận...

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 154 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w