Các hình thức hòa giải theo các giai đoạn tiến hành

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 106 - 109)

d) Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

2.3.1.2. Các hình thức hòa giải theo các giai đoạn tiến hành

Xét theo các giai đoạn tiến hành hòa giải, có thể thấy có hình thức hòa giải trước khi xét xử, hòa giải trong phiên tòa và hòa giải sau khi xét xử. Sau đây, ta sẽ lần lượt đề cập tính chất, đặc điểm, vai trò, tác dụng của các hình thức hòa giải này.

1- Hòa giải trước khi xét xử

Hòa giải vụ tranh chấp kinh tế trước khi xét xử là sự hòa giải chỉ bởi một Thẩm phán và có Thư ký Tòa án giúp việc. Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể nào về hình thức hòa giải này. Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự có quy định rằng: "Trước khi mở phiên tòa, việc hòa giải do Thẩm phán tiến hành".

Việc hòa giải trước khi mở phiên tòa được Thẩm phán và Thư ký Tòa án tiến hành không công khai, gọn nhẹ, thiết thực. Để thực hiện việc hòa giải vụ tranh chấp kinh tế trước khi xét xử, Thẩm phán có thể áp dụng hình thức hòa giải gián tiếp bằng cách gửi thông báo, thư từ... đến các đương sự hoặc có thể sử dụng hình thức hòa giải trực tiếp thông qua việc triệu tập các đương sự đến Tòa để lấy lời khai, phân tích, khuyên nhủ các đương sự.

Qua việc áp dụng hình thức hòa giải trước khi xét xử, nếu hòa giải thành, người Thẩm phán sẽ lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có giá trị thi hành ngay. Nếu hòa giải không thành, người Thẩm phán lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Hình thức hòa giải này bao gồm hòa giải bởi Hội đồng xét xử trong giai đoạn thẩm vấn và hòa giải trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa. Tính chất của hình thức hòa giải này được thể hiện ở điểm đặc trưng là sự trung gian hòa giải ở đây được tiến hành bởi một tập thể (Hội đồng xét xử), chứ không phải bởi một cá nhân (Thẩm phán). Như vậy, việc hòa giải có thể được tiến hành một cách nhanh gọn hơn, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Khi các đương sự đạt được sự nhất trí trong giải quyết tranh chấp kinh tế, thì Hội đồng xét xử lập biên bản hòa giải thành và cũng ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có giá trị như một bản án của tòa án và có hiệu lực thi hành ngay.

Căn cứ vào những nghiên cứu lý luận và thực tiễn xét xử các vụ tranh chấp kinh tế, thương mại. Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự cũng đã quy định: 1. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thể tiến hành việc hòa giải... Thư ký phiên tòa phải ghi đầy đủ việc hòa giải vào biên bản phiên tòa...

2. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp, thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự.

Đối với quyết định của tòa án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có quyền kháng cáo. Viện kiểm sát và tòa án cấp trên không có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Trong thực tế, có nhiều vụ tranh chấp được giải quyết bằng hình thức hòa giải bởi Hội đồng xét xử trong phiên tòa.

3- Hòa giải sau khi kết thúc phiên tòa

Không nên quan niệm đơn giản rằng khi Hội đồng xét xử các tranh chấp kinh tế tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, tái thẩm đã xét xử và đã công bố bản án thì coi như vụ tranh chấp kinh tế đã được giải quyết xong.

Tranh chấp kinh tế thuộc về "luật tư", các cơ quan chính quyền ít khi can thiệp, nên mặc dù tòa án đã công bố bản án, nhưng không phải vì thế mà các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không còn khả năng hòa giải. Các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nhất thiết phải bám chặt vào bản án của Hội đồng xét xử một cách máy móc và vẫn có thể thỏa thuận với nhau với những nội dung và hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế khác mà các bên đều có thể chấp nhận được.

Cần quy định hình thức hòa giải sau khi xét xử để tạo điều kiện giải quyết tranh chấp kinh tế được nhanh gọn, có hiệu quả hơn, bởi vì các bản án thường thể hiện quan điểm chủ quan của Hội đồng xét xử, nên nhiều khi các đương sự không đồng tình và nhất trí. Do đó, mặc dù đã có bản án, những việc thực thi bản án đó cũng rất khó khăn, phức tạp. Còn nếu các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã thỏa thuận với nhau một cách hoàn toàn tự nguyện về phương thức giải quyết vụ tranh chấp, thì họ sẽ vui vẻ thực hiện thỏa thuận hòa giải một cách tự nguyện, nhanh gọn, không cần phải có cơ quan nào nhắc nhở, cưỡng chế.

Tuy vậy, cần lưu ý rằng hình thức hòa giải sau khi xét xử không có sự tham gia của Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử, mà chỉ được thực hiện bởi các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nhưng hình thức hòa giải này cũng có điểm khác với hình thức hòa giải ngoài tố tụng, bởi vì hòa giải ngoài tố tụng trước khi xét xử là hình thức hòa giải được thực hiện bởi Hòa giải viên độc lập; việc hòa giải được tiến hành một cách khách quan, không dựa trên một kết quả phán quyết của một cơ quan tài phán nào. Còn hình thức hòa giải sau khi xét xử là được tiến hành trực tiếp bởi chính các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, không có vai trò của Hòa giải viên độc lập. Đặc điểm của hình thức hòa giải này là các đương sự hòa giải trên cơ sở đã có phán quyết về vụ tranh chấp bằng một bản án của Hội đồng xét xử.

Thông thường, trong hình thức hòa giải sau khi xét xử, nguyên đơn chấp nhận một sự nhân nhượng đối với bị đơn để đổi lấy việc bị đơn thi hành kết quả giải quyết tranh chấp của tòa án một cách nhanh gọn hơn. Sự nhân nhượng này có thể là:

- Giảm bớt số tiền mà bị đơn phải bồi thường hoặc trả nợ cho nguyên đơn;

- Miễn hoặc giảm số tiền lãi tín dụng mà bị đơn phải trả cho nguyên đơn; - Cho phép bị đơn trả dần số tiền nợ theo nhiều đợt, chứ không nhất thiết là phải trả đủ trong một lần....

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w