TẾ TẠI TÒA ÁN
Việc nghiên cứu để xây dựng thành mô hình lý thuyết về quy trình hòa giải tranh chấp kinh tế tại Tòa án còn rất hạn chế, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở nhiều nước khác.
Đối với hòa giải ngoài tố tụng, các bên tranh chấp hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn hòa giải viên, lựa chọn địa điểm, thời gian và quy trình hòa giải phù hợp với tranh chấp cụ thể phát sinh. Vì vậy, quy trình hòa giải ngoài tố tụng mang tính lựa chọn linh hoạt, đa dạng phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp. Các quy tắc hòa giải của các trung tâm hòa giải hay trung tâm trọng tài chỉ có ý nghĩa hướng dẫn.
Đối với thủ tục hòa giải tại Tòa án, với tính chất là một thủ tục, một giai đoạn tố tụng, quy trình hòa giải phải được luật hóa trong pháp luật tố tụng để áp dụng thống nhất tại mọi Tòa án theo nguyên tắc pháp chế. Trình bày một cách khái quát, quy trình hòa giải bao gồm ba giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn chuẩn bị, thu thập, xử lý thông tin liên quan đến tranh chấp và các bên tranh chấp;
b) Giai đoạn hòa giải; c) Giai đoạn kết thúc.
Cụ thể hơn, từ việc tổng kết thực tiễn, các giáo sư Mỹ đã đưa ra mô hình Quy trình hòa giải Folberg-Taylor, không phân biệt là hòa giải trong tố tụng hay ngoài tố tụng. Các bước đó là:
1- Hòa giải viên thu thập thông tin, gặp gỡ bước đầu với các đương sự;
2- Hòa giải viên xác định nội dung cần hòa giải và các vấn đề có liên quan trong vụ kiện;
3- Hòa giải viên đề xuất các phương pháp giải quyết để các bên lựa chọn trên cơ sở những phân tích, giải thích về mặt pháp lý của Hòa giải viên;
4- Các bên tranh chấp đàm phán, thương lượng, thỏa thuận, chọn giải pháp;
5- Hòa giải viên và các bên làm rõ từng vấn đề được giải quyết theo thỏa thuận và lập biên bản hòa giải thành hay không thành;
6- Hòa giải viên xem xét khía cạnh pháp lý của từng thỏa thuận đã đạt được. Nếu là hòa giải trong tố tụng, thì việc này phải được thực hiện trước khi ra quyết định công nhận hòa giải thành;
7- Xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định công nhận hòa giải thành. Đối với hòa giải trong tố tụng tại Tòa Kinh tế, quy trình hòa giải có thể được trình bày thành các bước như sau:
1- Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử, trên cơ sở xem xét hồ sơ, tiến hành thu thập thêm chứng cứ, lấy thêm lời khai;
2- Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử giải thích các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các đương sự và của những người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan; làm rõ các khó khăn và vướng mắc của các đương sự trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế và nội dung của tranh chấp;
3- Tòa án chỉ rõ cho các bên thấy rõ ưu điểm của việc hòa giải tranh chấp kinh tế và lợi ích đối với mỗi bên khi họ đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp kinh tế;
4) Nếu các đương sự không tự tìm ra phương thức giải quyết tranh chấp, Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử sẽ đưa ra một số phương án, khả năng giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn;
5) Tòa án ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các bên vào biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận về phương án giải quyết tranh chấp, thì Tòa án cũng lập biên bản hòa giải không thành để tiếp tục các bước xét xử vụ việc;
6) Tòa án ghi nhận các công việc và trình tự thực hiện các công việc mà các đương sự cần làm theo các cam kết, thỏa thuận đã đạt được.
Quy trình hòa giải trước khi đưa vụ việc ra xét xử được thể hiện ở sơ đồ sau:
Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và nộp
tạm ứng án phí
Thẩm phán nghiên cứu, xem xét hồ sơ
vụ án Thẩm phán thuyết phục các bên nên hòa giải Thẩm phán thu thập thêm chứng cứ (nếu thấy cần thiết)
Thẩm phán gặp các đương sự để lấy thêm
lời khai về vụ án
Thẩm phán tiến hành hòa giải (đưa ra một số phương án giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn)
Hòa giải thành.Thẩm phán ra Quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các bên.
Hòa giải không thành.Thẩm phán ra quyết
Tuy nhiên, với tư cách là một thủ tục, hòa giải không chỉ được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị xét xử mà còn được tiến hành tại nhiều giai đoạn, nhiều cấp xét xử trong suốt quá trình giải quyết các vụ án kinh tế tại Tòa án, từ khi Tòa án thụ lý đơn kiện cho đến khi bản án có hiệu lực cuối cùng, không còn có kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại; cụ thể là:
1- Giai đoạn ngay sau khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện đến Tòa án và nộp tạm ứng án phí;
2- Giai đoạn từ sau khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện, thu thập chứng cứ, lấy lời khai của các đương sự cho đến khi Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
3- Giai đoạn từ khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến trước khi Hội đồng xét xử trong phiên tòa sơ thẩm vào nghị án;
4- Giai đoạn từ sau khi Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án cho đến trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
5- Giai đoạn từ khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định xét xử phúc thẩm cho đến khi Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm vào nghị án;
6- Giai đoạn từ khi Tòa án ra quyết định tái thẩm, giám đốc thẩm cho đến khi Hội đồng xét xử phiên tòa tái thẩm, giám đốc thẩm vào nghị án.
Các giai đoạn nói trên tạo nên quá trình giải quyết vụ án. Trong tất cả các giai đoạn này, Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử đều có thể tiến hành hòa giải hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự thỏa thuận cách thức giải quyết tranh chấp kinh tế, nếu không có quy định pháp luật nào cấm hòa giải.
Có thể trình bày các giai đoạn mà Tòa án tiến hành thủ tục hòa giải trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế, thương mại theo sơ đồ sau:
Nhận thức của con người nói chung, nhận thức của các bên tranh chấp kinh tế nói riêng về pháp luật, về các quyền và nghĩa vụ của các bên là một quá trình từ chưa biết đến biết nhiều, từ chỗ biết chưa rõ, chưa đúng đến biết rõ và đúng. Do đó, tùy theo sự phát triển nhận thức của các bên, tại bất cứ thời điểm nào của quá trình tố tụng, họ đều có thể thỏa thuận được với nhau để tìm ra cách giải quyết tranh chấp. Trong những trường hợp như vậy, Tòa án phải ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp hòa giải với nhau.