Hòa giải là biện pháp tiết kiệm chi phí vật chất, thời gian, công sức của Nhà nước, của xã hội, của các tổ chức kinh tế và của công

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 43 - 44)

công sức của Nhà nước, của xã hội, của các tổ chức kinh tế và của công dân khi giải quyết tranh chấp kinh tế

Khi đã có tranh chấp kinh tế, thì việc giải quyết tranh chấp bao giờ cũng đòi hỏi Nhà nước, xã hội cũng như các tổ chức kinh tế, các nhà kinh doanh và công dân phải chi phí thời gian, sức lực, tiền bạc, mà những chi phí đó nhiều khi rất lớn, do việc giải quyết tranh chấp phải huy động nhiều cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn và có thẩm quyền, huy động nhiều người và phương tiện. Những công việc như: Thu thập chứng cứ và khai báo tại Tòa án, tổ chức định giá động sản, bất động sản, tổ chức các buổi gặp gỡ, tiếp xúc, đối chất giữa các đương sự và những cơ quan, những

người có liên quan... đã làm hao phí rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của các bên có tranh chấp, của xã hội cũng như của Nhà nước. Việc xét xử phần lớn phải trải qua hai cấp (sơ thẩm và phúc thẩm), chưa kể trong một số trường hợp còn phải qua các thủ tục tố tụng đặc biệt là giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Nhưng khi các bên tranh chấp chấp nhận phương án hòa giải do Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử của Tòa án đề xuất và kết quả hòa giải được công nhận bằng một quyết định có giá trị chung thẩm của Tòa án thì điều đó có nghĩa là họ đã giảm bớt được một cách đáng kể rất nhiều chi phí về thời gian, công sức, tiền bạc của không chỉ bản thân họ, mà còn giảm bớt được gánh nặng xét xử, giảm bớt được một phần đáng kể những chi phí của Tòa án (chi phí lấy lời khai, khảo sát, điều tra, thu thập chứng cứ, chi phí cho việc mở các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm...).

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 43 - 44)