Cần có quy định về thủ tục tiến hành hòa giả

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 169 - 170)

b) Về việc nghiên cứu các tình tiết của vụ án chưa sâu; phân tích, đánh giá chứng cứ không đúng, dẫn đến việc Tòa án công nhận những

3.2.5.Cần có quy định về thủ tục tiến hành hòa giả

Như chúng tôi đã phân tích ở chương 2, trong pháp luật hiện hành chưa có điều khoản nào quy định về thủ tục cụ thể khi tiến hành hòa giải mà mới chỉ có những quy định chung về sự có mặt của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; về việc Tòa án lập biên bản hòa giải thành khi các đương sự thỏa thuận được với nhau; về việc đưa vụ án ra xét xử trong trường hợp hòa giải không thành... còn những trình tự tố tụng bắt buộc khi thẩm phán hòa giải lại chưa được quy định. Khiếm khuyết trên của pháp luật hiện hành đã làm cho các Tòa án gặp lúng túng trong việc tiến hành hòa giải và hiệu quả của hoạt động hòa giải không cao. Để khắc phục thiếu sót này, trong Bộ luật Tố tụng Dân sự tương lai cần quy định rõ về thủ tục tiến hành hòa giải với những điểm chủ yếu sau đây:

- Khi tiến hành hòa giải, thẩm phán, Hội đồng xét xử phải giới thiệu thành phần tham gia hòa giải.

- Việc hòa giải phải lập thành biên bản. Biên bản hòa giải phải thể hiện đầy đủ các ý kiến và quan điểm của các đương sự. Nếu việc hòa giải thành thì phải lập biên bản hòa giải thành, trong đó ghi rõ những thỏa thuận

của các đương sự. Nếu hòa giải không thành thì lập biên bản hòa giải không thành.

- Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ (đối với người không biết chữ) của các đương sự có mặt trong buổi hòa giải và chữ ký của người lập biên bản. Thẩm phán hoặc các thành viên của Hội đồng xét xử phải ký tên và đóng dấu Tòa án vào biên bản hòa giải.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 169 - 170)