của Tòa án, góp phần làm lành mạnh các quan hệ kinh tế - xã hội, ngăn ngừa các vụ kiện tương tự xảy ra trong tương lai
Hòa giải nói chung, hòa giải trong tố tụng tài Tòa án nói riêng, nhất là những trường hợp hòa giải thành, không chỉ có ý nghĩa thiết thân đối với việc bảo đảm, giữ gìn lợi ích của các bên tranh chấp mà còn góp phần quan trọng để ổn định, khơi thông, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế - xã hội và phát triển kinh tế nói chung.
Thông qua quá trình hòa giải, Thẩm phán có thể tác động mạnh mẽ đến nhận thức và nâng cao hiểu biết pháp luật một cách rất cụ thể của các đương sự. Trước tiên, Thẩm phán giúp cho mỗi đương sự nhận biết rõ ràng hơn về vị thế pháp lý gắn với những điểm mạnh, điểm yếu của họ, về các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Ngay cả trong trường hợp hòa giải không thành trước khi xét xử, thì hòa giải vẫn có tác dụng tích cực. Đó là việc các đương sự có tranh chấp hiểu biết pháp luật hơn, nắm vững các quyền và nghĩa vụ của bản thân cũng như của phía đối tác để có những thái độ, hành vi đúng mực hơn, chuẩn bị chu đáo hơn cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong phiên tòa xét xử tranh chấp kinh tế.
Với những bài học về pháp luật được rút ra từ quá trình hòa giải, các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tương lai sẽ thận trọng hơn, khôn ngoan hơn, hành xử, hoạt động kinh doanh, thương mại đúng pháp luật hơn, văn minh hơn, để tránh khỏi phải chịu
những hậu quả nặng nề như trong quá khứ. Điều đó sẽ góp phần có hiệu quả làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế, giảm bớt các tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng kinh doanh, hoặc nếu tranh chấp tương tự có xảy ra, thì các nhà kinh doanh cũng sẽ dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của các đồng nghiệp để tìm ra được phương thức giải quyết ổn thỏa, hiệu quả, ít tốn kém.