PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TÒA ÁN

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 151 - 154)

b) Về việc nghiên cứu các tình tiết của vụ án chưa sâu; phân tích, đánh giá chứng cứ không đúng, dẫn đến việc Tòa án công nhận những

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TÒA ÁN

TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TÒA ÁN VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TÒA ÁN

Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn hòa giải các tranh chấp kinh tế ở các chương trên cho thấy thủ tục hòa giải các tranh chấp kinh tế do Tòa án tiến hành đã và đang giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Việt Nam. Hòa giải thành là kết quả của việc tôn trọng quyền tự chủ trong kinh doanh, quyền tự định đoạt của các đương sự và sự vận dụng một cách đúng đắn và có hiệu quả phương thức hòa giải vào quá trình giải quyết các tranh chấp kinh tế của Tòa án.

Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc tổ chức và hoạt động của Tòa án trong lĩnh vực hòa giải các tranh chấp kinh tế, có thể thấy: về cơ bản, hoạt động hòa giải của Tòa án các cấp trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh tế ở nước ta trong những năm vừa qua đã tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu của việc quản lý, điều hành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động hòa giải của Tòa án các cấp trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, tranh chấp thương mại đã từng bước đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, của các nhà kinh doanh, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, giữ gìn được sự ổn định và phát triển của các quan hệ kinh tế, phát huy được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị

kinh tế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, tranh chấp thương mại.

Hoạt động hòa giải các tranh chấp kinh tế của Tòa án trong những năm vừa qua cũng đã đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao tính dân chủ trong hoạt động tố tụng, bảo đảm được việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án kinh tế khi các đương sự yêu cầu Tòa án can thiệp giải quyết.

Hoạt động hòa giải của Tòa án còn có tác dụng góp phần vào sự nâng cao hiểu biết pháp luật cho các nhà doanh nghiệp, ngăn ngừa, hạn chế sự vi phạm pháp luật, giảm bớt và tiết kiệm được một khoản không nhỏ kinh phí và thời gian, công sức của các đương sự và của Tòa án.

Bên cạnh những thành công, kết quả đã đạt được trong những năm qua, quá trình áp dụng thủ tục hòa giải trong giải quyết các tranh chấp kinh tế vẫn còn một số vướng mắc, nhược điểm cần nhận thức rõ và khắc phục, để hoàn thiện hoạt động hòa giải các tranh chấp kinh tế, giảm thiểu đến mức tối đa những thiệt hại, mất mát của các doanh nghiệp, của các nhà kinh doanh cũng như của Nhà nước, nâng cao uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Trong những năm vừa qua, số lượng các vụ án kinh tế giảm đáng kể so với các tranh chấp kinh tế được đưa ra giải quyết tại Trọng tài Kinh tế trong thời kỳ hành chính, quan liêu, bao cấp trước đây ở nước ta. Nguyên nhân của tình hình này là do các doanh nghiệp trong cả nước chưa quen với việc kiện tụng nhau tại Tòa án. Các doanh nghiệp sợ bị mất uy tín trên thương trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sợ phải nộp án phí cao. Vì vậy trong những năm vừa qua, xu hướng chung là khi có tranh chấp kinh tế, thương mại, các doanh nghiệp thường tự thương lượng với nhau cho vụ tranh chấp sớm được kết thúc.

Ngoài ra, một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế còn sơ lược, đơn giản, chưa đầy đủ, chưa phù hợp với thực tiễn, nên gây trở ngại cho các doanh nghiệp khi họ muốn yêu cầu Tòa Kinh tế giải quyết các tranh chấp kinh tế của họ. Nhiều quy định còn chưa đồng bộ, thiếu sự hướng dẫn, giải thích cặn kẽ, kịp thời của Tòa án nhân dân tối cao, nên các Tòa án giải quyết các tranh chấp kinh tế theo thủ tục hòa giải còn chưa nhất quán, còn có thiếu sót và sai lầm.

Trong nền kinh tế đang chuyển đổi từ cơ chế hành chính, kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần với cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay, sự phát sinh các tranh chấp kinh tế, thương mại là điều khó tránh khỏi. Tính chất của các quan hệ sản xuất mới tất yếu dẫn đến sự phát sinh các quan hệ của nền kinh tế thị trường. Các quan hệ kinh tế, thương mại trở nên sống động, đa dạng và phức tạp. Mục đích của các nhà doanh nghiệp trong việc tìm kiếm lợi nhuận đã trở thành động lực trực tiếp thúc đẩy các nhà kinh doanh xây dựng và phát triển các quan hệ kinh tế. Điều đó đã làm phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp kinh tế có liên quan đến nhiều chủ thể và sự liên đới về các trái vụ ngày càng diễn ra phức tạp.

Về mặt không gian, các quan hệ kinh tế đó còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Do vậy, việc hội nhập và tương thích với các định chế quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại trở thành nhu cầu tất yếu. Đời sống kinh tế sôi động của đất nước đòi hỏi Nhà nước ta phải kịp thời hoàn thiện những quy định về thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế nói chung và các quy định về hòa giải các tranh chấp kinh tế nói riêng, để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế một cách hợp lý, thích hợp, bảo đảm nguyên tắc tự do kinh doanh, tự chủ, tự quyết của các nhà kinh doanh.

Sự phân tích, nghiên cứu những kết quả của công tác hòa giải các tranh chấp kinh tế trong những năm vừa qua cho thấy hòa giải là một

phương thức quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế. Thực tế đã chứng minh rằng, các nhà doanh nghiệp đã và đang sử dụng phương thức hòa giải ngày càng rộng rãi để giải quyết các tranh chấp kinh tế của mình một cách nhanh gọn, ít tốn kém và có hiệu quả hơn.

Tuy vậy, có nơi, có lúc, với các quy định hiện hành, vẫn còn có Thẩm phán, Thư ký Tòa án hoặc Hội đồng xét xử vẫn chưa thể hiện tốt vai trò trung gian hòa giải các tranh chấp kinh tế của mình.

Thực tiễn cuộc sống kinh tế cũng như những yêu cầu mới to lớn của công cuộc cải cách tư pháp đòi hỏi các nhà làm luật, các cơ quan tư pháp cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác phải khẩn trương có những biện pháp dứt khoát, cụ thể, thiết thực để hoàn thiện việc tổ chức và hoạt động của Tòa án, nâng cao trình độ, năng lực của các Thẩm phán, Thư ký Tòa án cũng như của Hội đồng xét xử trong việc giải quyết các vụ án kinh tế nói chung và hòa giải các tranh chấp kinh tế nói riêng.

Các nhà làm luật cũng như các cơ quan có thẩm quyền cần kịp thời tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật một cách căn bản, có hệ thống, để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những quy định liên quan đến hoạt động giải quyết tranh chấp kinh tế nói chung và hòa giải các tranh chấp kinh tế nói riêng. Có như vậy thì mới tạo ra hệ thống các văn bản pháp luật đầy đủ, thống nhất về giải quyết các tranh chấp kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các Tòa án tiến hành việc hòa giải các tranh chấp kinh tế, thương mại ngày càng có hiệu quả hơn.

Trên cơ sở những lập luận ở trên, có thể nêu ra phương hướng chung cho việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thủ tục hòa giải như sau:

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w