Hòa giải trong giai đoạn sau khi bản án của Tòa phúc thẩm có hiệu lực

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 100 - 101)

d) Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

2.2.11. Hòa giải trong giai đoạn sau khi bản án của Tòa phúc thẩm có hiệu lực

thẩm có hiệu lực

Sau khi Hội đồng xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm tuyên án, bản án có hiệu lực pháp lý ngay. Theo lý thuyết thì các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải thi hành nghiêm chỉnh bản án này. Nếu bên nào không thi hành các phán quyết trong bản án, thì sẽ bị cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

Tuy vậy, từ khi bản án của Tòa phúc thẩm có hiệu lực đến khi bản án được thi hành một cách đầy đủ, trọn vẹn là cả một quá trình, có khi rất lâu dài, mất nhiều thời gian, công sức, tài chính... của các bên. Nhiều khi, trong thực tế không thể có điều kiện để thực hiện bản án một cách đầy đủ, trọn vẹn được (thí dụ như bị đơn không còn khả năng vật chất và tài chính, doanh nghiệp đang trên bờ vực của sự phá sản, có dấu hiệu bị đơn còn vi phạm pháp luật hành chính, hình sự v.v...).

Cho nên, cũng không loại trừ khả năng có những trường hợp tuy bản án phúc thẩm đã được tuyên và đã có hiệu lực, nhưng các đương sự cũng như những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn gặp nhau để trao đổi, thương lượng, thỏa thuận, hòa giải, nhằm tìm ra cách giải quyết tranh chấp một cách nhanh gọn nhất, đỡ tốn kém về thời gian, sức lực, tiền bạc nhất.

Vì vậy, về mặt lý thuyết, vẫn có thể có sự hòa giải giữa các đương sự vào giai đoạn sau khi bản án của Tòa án cấp phúc thẩm đã có hiệu lực. Pháp luật hiện hành cũng không có quy định nào hạn chế hoặc cấm đoán sự hòa giải giữa các đương sự trong giai đoạn này. Do đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần công nhận sự thỏa thuận và kết quả hòa giải giữa các bên đương sự đạt được trong giai đoạn này. Hòa giải đạt được trong giai đoạn này là hòa giải ngoài tố tụng vì nó không có sự trung gian hòa giải của Thẩm phán hoặc của Trọng tài viên. Tuy vậy hình thức hòa giải này cũng có điểm khác với hòa giải trước khi xét xử ở chỗ:

- Hòa giải trước khi xét xử có Hòa giải viên (độc lập), còn hòa giải sau khi xét xử không có Hòa giải viên (độc lập);

- Hòa giải trước khi xét xử không dựa trên một phán quyết của bất kỳ một cơ quan tài phán nào, còn hòa giải sau khi xét xử có căn cứ pháp lý là bản án của Hội đồng xét xử đã được tuyên.

- Tại thủ tục hòa giải trước khi xét xử, các đương sự phải trả lệ phí cho Hòa giải viên, còn tại hòa giải sau khi xét xử, các bên đương sự không phải trả bất kỳ một khoản lệ phí nào cho ai.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w