Tòa án thu thập thêm chứng cứ, tài liệu (nếu thấy cần thiết).

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 86 - 87)

d) Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

2.2.4. Tòa án thu thập thêm chứng cứ, tài liệu (nếu thấy cần thiết).

Theo các quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, việc thu thập chứng cứ, tài liệu phục vụ cho việc hòa giải hoặc xét xử tranh chấp kinh tế không phải là nghĩa vụ và trách nhiệm của Tòa án, cụ thể là của Thẩm phán và Hội đồng xét xử vụ án kinh tế.

Nhưng, để phục vụ cho hoạt động hòa giải cũng như xét xử vụ tranh chấp kinh tế một cách khách quan, có lý có tình, Thẩm phán và Thư ký Tòa án có thể và cần phải thu thập thêm chứng cứ, tài liệu, nếu thấy cần thiết. Điều 35 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định: "Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án có thể tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án".

Khi Tòa án yêu cầu, các cơ quan, cán bộ, công dân hoặc nhân viên của các bên có tranh chấp... biết về vụ tranh chấp giữa các đương sự có trách nhiệm và tự nguyện, tự giác cung cấp các chứng cứ, thông tin, hồ sơ, tài liệu, hiện vật liên quan đến vụ tranh chấp kinh tế. Những chứng cứ, tài liệu đó nhiều khi rất quan trọng và phục vụ thiết thực cho việc giải quyết vụ tranh chấp (hòa giải hoặc xét xử) một cách nhanh gọn, chính xác, khách quan.

Chính vì việc Tòa án thu thập thêm chứng cứ có vai trò quan trọng, nên Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự cũng đã quy định: "Thẩm phán tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự... yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu là giấy tờ, ảnh, băng, đĩa ghi âm, ghi hình hoặc hiện vật liên quan đến vụ việc".

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w