Nâng cao trình độ, kiến thức của Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 156 - 159)

b) Về việc nghiên cứu các tình tiết của vụ án chưa sâu; phân tích, đánh giá chứng cứ không đúng, dẫn đến việc Tòa án công nhận những

3.1.2. Nâng cao trình độ, kiến thức của Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Hội thẩm nhân dân

án và Hội thẩm nhân dân

Trong hoạt động của Tòa án nói chung, của Tòa Kinh tế nói riêng, người Thẩm phán giữ một vai trò quyết định đến hiệu quả của công tác hòa giải các tranh chấp kinh tế. Trong khi đó, việc giải quyết các tranh chấp kinh tế vẫn luôn là một nhiệm vụ mới, to lớn và đầy khó khăn đối với ngành Tòa án.

Do đó, ngoài việc phải nắm vững nội dung pháp luật kinh tế, các Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân được phân công giải quyết các vụ án kinh tế phải được nâng cao trình độ và trang bị những kiến thức về các lĩnh vực kinh tế, xây dựng, thương mại, bảo hiểm, hàng hải, ngân hàng, khoa học kỹ thuật...

Các Thẩm phán giải quyết các tranh chấp kinh tế phải được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn hoặc dài hạn về các lĩnh vực kinh tế, xây dựng, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hàng hải... Họ cũng cần thường xuyên duy trì các mối quan hệ mật thiết với các cơ quan chức năng để tìm hiểu, trao đổi nghiệp vụ, nắm bắt những thông tin mới cần thiết cho quá trình giải quyết các tranh chấp kinh tế.

Có như vậy thì việc giải quyết các tranh chấp kinh tế của các Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân mới không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng, mới hòa giải các tranh chấp kinh tế một cách "thấu tình, đạt lý".

Để nâng cao chất lượng giải quyết các tranh chấp kinh tế nói chung và công tác hòa giải nói riêng, còn cần phải bảo đảm có đủ số lượng Thẩm phán cần thiết để đào tạo các Thẩm phán theo hướng chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực, thí dụ như Thẩm phán hình sự, Thẩm phán kinh tế, Thẩm phán dân sự, Thẩm phán hành chính... Có như vậy thì Tòa án mới có các Thẩm phán giỏi trong từng lĩnh vực. Có như vậy mới khắc phục được thực trạng hiện nay là ở một số Tòa án địa phương, do thiếu Thẩm phán và các vụ án kinh tế có ít, nên nhiều khi Thẩm phán Tòa Hình sự lại xét xử vụ án kinh tế, hoặc Thẩm phán Tòa Kinh tế lại thường xuyên xét xử các vụ án dân sự, hình sự... Việc kiêm nhiệm như vậy làm cho chất lượng giải quyết các vụ án không cao, các Thẩm phán cũng không nâng cao được trình độ nghiệp vụ chuyên môn của mình.

Từ trước tới nay, một số người vẫn có quan điểm cho rằng việc Hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình tố tụng và góp phần nâng cao hiệu quả của công tác hòa giải.

Tại phiên tòa sơ thẩm, có thể có trường hợp Hội đồng xét xử quyết định cho các bên tiến hành hòa giải. Lúc này, Hội thẩm nhân dân sẽ phát

huy vai trò của mình, nếu họ hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các đương sự, có kinh nghiệm nghề nghiệp giống như các đương sự, thì họ sẽ có khả năng cùng với Thẩm phán thuyết phục, hướng dẫn các đương sự đi đến thỏa thuận một cách nhanh hơn, có hiệu quả hơn.

Tuy vậy, hiện nay, trình độ, kiến thức về các lĩnh vực của hội Thẩm nhân dân còn nhiều hạn chế và bất cập. Do đó, để góp phần đổi mới hoạt động tư pháp nói chung và đổi mới hoạt động hòa giải các tranh chấp kinh tế nói riêng, trước mắt, Hội thẩm nhân dân cũng cần được đào tạo và hoàn thiện về trình độ pháp luật, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn xét xử các tranh chấp kinh tế.

Nếu Hội thẩm nhân dân tham gia vào việc xét xử các tranh chấp kinh tế, ngoài việc bảo đảm các tiêu chuẩn chung do pháp luật quy định, còn là các nhà kinh doanh, làm kinh tế, thương mại... thì họ còn cần hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của các đương sự tham gia các vụ tranh chấp kinh tế. Nếu họ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý kinh tế hoặc tham gia điều hành sản xuất kinh doanh, thì khi hòa giải các tranh chấp kinh tế, họ sẽ dễ dàng đưa ra được các lý lẽ có sức thuyết phục, phù hợp với suy nghĩ của các đương sự hơn, làm cho buổi hòa giải sớm đạt được kết quả mong muốn.

Điều 17 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế gồm hai Thẩm phán và một Hội thẩm nhân dân. Có thể thấy rằng, quy định này đã thể hiện một sự cải tiến theo chiều hướng nâng cao chất lượng xét xử, nếu so sánh với thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, lao động và hình sự; bởi vì thành phần của Hội động xét xử ở các phiên tòa sơ thẩm dân sự, lao động và hình sự (tội nhẹ) chỉ có một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân.

Trong khi các Thẩm phán được đào tạo có hệ thống về kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử thì Hội thẩm nhân dân lại thường chỉ là những công dân hoạt động trong các ngành nghề khác, ít người được đào tạo về pháp luật và nghiệp vụ xét xử. Tuy vậy, pháp luật hiện hành lại quy định rằng: Trong khi xét xử, Hội thẩm nhân dân lại ngang quyền với thẩm phán. Mặt khác, khi nghị án, Hội đồng xét xử lại quyết định theo đa số.

Vì vậy, có thể dễ dàng thấy rằng, nếu các Hội thẩm nhân dân không được đào tạo về kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế, khoa học - kỹ thuật và nghiệp vụ xét xử thì có thể dẫn đến việc Hội đồng xét xử ra các phán quyết không chính xác, không đúng pháp luật. Khi Hội đồng xét xử gồm Hai thẩm phán và một Hội thẩm nhân dân, thì khả năng xét xử sai pháp luật, không chính xác sẽ được giảm đi một cách đáng kể.

Tác giả luận án cho rằng, về lâu về dài thành phần Hội đồng xét xử không nên có Hội thẩm nhân dân mà chỉ nên gồm toàn các Thẩm phán được đào tạo một cách có hệ thống, có trình độ kiến thức pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn cao, có kinh nghiệm xét xử... để bảo đảm chất

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 156 - 159)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w