THỦ TỤC HÒA GIẢI CÁC TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TÒA ÁN

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 76 - 77)

d) Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

2.2. THỦ TỤC HÒA GIẢI CÁC TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TÒA ÁN

Các quy định của pháp luật hiện hành hầu như không có quy định cụ thể và đầy đủ về thủ tục hòa giải các tranh chấp kinh tế tại Tòa án. Điều đó dẫn đến chỗ thủ tục hòa giải các tranh chấp kinh tế không được thực hiện một cách khoa học, hợp lý và nhất quán trong tất cả các Tòa án trong cả nước. Hầu như các vụ hòa giải tranh chấp kinh tế đều được tiến hành với các quan điểm chủ quan và kinh nghiệm cá nhân của người Thẩm phán, ký Tòa án hoặc của Hội đồng xét xử, chứ không theo một quy trình thống nhất

do pháp luật quy định. Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thủ tục tiến hành hòa giải như sau:

1. Thẩm phán, Hội đồng xét xử khi tiến hành hòa giải phải giới thiệu thành phần tham gia phiên hòa giải.

2. Việc hòa giải phải lập biên bản hòa giải. Trong biên bản hòa giải phải ghi đầy đủ, rõ ràng ý kiến và quan điểm của mỗi bên. Nếu việc hòa giải thành, thì phải lập biên bản hòa giải thành. Trong biên bản hòa giải thành phải ghi đầy đủ, rõ ràng những thỏa thuận của các bên đương sự. Nếu hòa giải không thành thì phải lập biên bản hòa giải không thành. Việc hòa giải tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa theo quy định tại khoản 1, Điều 224 của Bộ luật này.

3. Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong buổi hòa giải và chữ ký của người ghi biên bản, Thẩm phán tiến hành việc hòa giải.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành nói tại khoản 2 điều này mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến, thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, nếu có đương sự thay đổi ý kiến thì Tòa án đưa vụ kiện ra xét xử.

Trong các quy định trên có nhiều điểm cần thiết và hợp lý. Nhưng tác giả luận án cho rằng nó chưa đầy đủ, chưa thiết thực và vẫn còn có điểm chưa hợp lý. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả luận án thấy rằng Tòa án cần hòa giải các tranh chấp kinh tế theo một thủ tục bao gồm các bước và các công việc như sau.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w