Hòa giải trong giải quyết các tranh chấp kinh tế và hòa giải trong giải quyết tranh chấp dân sự

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 49 - 50)

giải trong giải quyết tranh chấp dân sự

Tố tụng dân sự hiện hành được quy định trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ban hành ngày 29 tháng 11 năm 1989. Về nguyên tắc, thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế có nhiều điểm giống với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, giữa hai Pháp lệnh này có những nội dung khác nhau. Còn về thủ tục hòa giải thì cũng như trong quá trình giải quyết các vụ án kinh tế, hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự là một thủ tục đặc trưng và mang tính chất bắt buộc đối với Tòa án trước khi mở phiên tòa. Luật tố tụng dân sự Việt Nam có những đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng của mình, mặc dù nó phải tuân theo những nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật Việt Nam, nhưng nó cũng có những nguyên tắc mang tính chất đặc thù. Trong đó hòa giải là một trong những nguyên tắc mang tính chất đặc trưng, vì theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì hầu hết các vụ việc dân sự đều phải áp dụng nguyên tắc đó (trừ một số vụ việc pháp luật quy định

không được hòa giải được quy định tại Điều 43 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đó là các vụ sau:

- Hủy việc kết hôn trái pháp luật;

- Đòi bồi thường thiệt hại gây ra cho tài sản của Nhà nước; - Những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật;

- Những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết;

- Những việc khai cơ quan hộ tịch v.v... từ chối không đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch;

- Những khiếu nại về danh sách cử tri.

Hòa giải trong kinh tế là một thủ tục tố tụng thì hòa giải trong dân sự cũng là một thủ tục tố tụng. Mục đích của việc hòa giải tranh chấp dân sự là bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, vừa là cầu nối giữa hai bên, làm sao sau khi hòa giải thì họ vẫn giữ và duy trì được quan hệ tốt đẹp đã có hoặc sẽ có. Tại Điều 5 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định: "Trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án tiến hành hòa giải để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án, trừ những trường hợp...", có nghĩa là ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng Tòa án đều có thể tiến hành hòa giải để giúp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau. Nhưng tại điểm a khoản 1 Điều 47 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự lại quy định thủ tục bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tòa án phải tiến hành hòa giải giữa các bên đương sự, nếu trong giai đoạn này mà Tòa án hòa giải không thành thì Thẩm phán mới ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Những điều quy định này hoàn toàn giống với trình tự thủ tục của việc giải quyết các vụ án kinh tế, được quy định tại điều 5 và điều 36 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w