Tòa án thụ lý đơn kiện của nguyên đơn

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 77 - 82)

d) Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

2.2.1. Tòa án thụ lý đơn kiện của nguyên đơn

Việc đầu tiên được Tòa án tiến hành để có thể mở thủ tục giải quyết một vụ án kinh tế, thương mại là thụ lý đơn kiện của nguyên đơn. Nói chung, việc thụ lý đơn kiện của nguyên đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện (cấp sơ thẩm) hoặc tại Tòa Kinh tế (Tòa án nhân dân cấp tỉnh) cũng được thực hiện giống như quy định chung của ngành Tòa án khi thực hiện việc thụ lý đơn kiện trong các lĩnh vực khác (như trong tố tụng dân sự, tố tụng lao động...). Điều 31 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định: "Người khởi kiện phải làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án kinh tế trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

Hiện nay, trong pháp luật hiện hành, nhất là trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, chưa có quy định nào đề cập đến việc Thẩm phán, Thư ký Tòa án cần phải thụ lý một đơn kiện về tranh chấp kinh tế như thế nào.

Điều 31, khoản 2 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế chỉ quy định:

Đơn kiện phải có các nội dung sau đây: a) Ngày, tháng, năm viết đơn.

b) Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án.

c) Tên của nguyên đơn, bị đơn; trong trường hợp không rõ địa chỉ của bị đơn, thì ghi địa chỉ nơi có trụ sở hoặc cư trú cuối cùng của bị đơn.

đ) Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp. e) Quá trình thương lượng của các bên.

g) Các yêu cầu đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết.

Tuy vậy, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, có thể thấy rằng, do đặc điểm của các tranh chấp kinh tế và do yêu cầu đặc biệt đặt ra đối với

việc giải quyết tranh chấp kinh tế, nên việc thụ lý đơn kiện của nguyên đơn đối với các vụ án kinh tế cũng có những điểm khác so với việc thụ lý đơn kiện những vụ án dân sự, lao động...

Những việc Tòa án cần tiến hành khi thụ lý đơn kiện của nguyên đơn trong một vụ án kinh tế là:

1- Kiểm tra xem các dữ kiện về nhân thân của các bên tranh chấp kinh tế đã chính xác và đầy đủ chưa. Những dữ kiện này là:

- Tên doanh nghiệp nguyên đơn và bị đơn, tên người đại diện cho doanh nghiệp nguyên đơn và bị đơn hay tên chủ sở hữu doanh nghiệp;

- Giấy phép thành lập doanh nghiệp của nguyên đơn; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nguyên đơn;

- Địa chỉ trụ sở của nguyên đơn, bị đơn, nơi có tài sản đang tranh chấp. Điều này là cần thiết để xác định xem người nộp đơn có đủ tư cách là nguyên đơn trong vụ án kinh tế hay không (pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh). Điều này cũng cần thiết để xác định xem Tòa án địa phương nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp. Theo Điều 14 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú, nơi có bất động sản đang tranh chấp.

Có thể nêu ra đây một ví dụ về việc Tòa án xác định sai tư cách của các đương sự trong vụ kiện, nhất là nhầm lẫn tư cách của chi nhánh hoặc thành viên của pháp nhân và pháp nhân như sau:

Cuối năm 1998, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý bốn vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán ô tô giữa nguyên đơn là Công ty liên doanh Việt Nam - Deawoo và bị đơn là Công ty vận chuyển khách du lịch và Taxi.

Trong quá trình giải quyết, Tòa án đã tổ chức hòa giải thành. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xác định bị đơn là Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 8 (doanh nghiệp có tư cách pháp nhân). Nhưng khi ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án lại ghi bị đơn là Công ty vận chuyển khách du lịch và Taxi (một đơn vị thành viên không có tư cách pháp nhân thuộc Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 8). Như vậy, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã vi phạm Điều 20, Điều 36 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế cũng như gây khó khăn, trở ngại cho việc thi hành án.

Vì vậy, Tòa án nhân dân Tối cao đã xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, hủy cả bốn bản án nói trên, giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.

2- Kiểm tra những căn cứ pháp lý về tranh chấp kinh tế hoặc liên quan đến tranh chấp kinh tế (hợp đồng kinh tế, cam kết bảo lãnh, chứng từ nhận hàng, chứng từ thanh toán tiền, khế ước vay nợ...).

Điều này là cần thiết để xác định vụ tranh chấp này có phải là một trong bốn loại tranh chấp mà Tòa án cấp huyện hoặc Tòa Kinh tế thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo Điều 12 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế hay vụ việc sẽ được giải quyết tại một Tòa án khác.

3- Kiểm tra những căn cứ xác nhận giá trị tranh chấp của vụ án. Những căn cứ xác nhận giá trị tranh chấp có thể là số tiền phải thanh toán được ghi trong hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ; số tiền vay tín dụng; các con số trong các báo cáo kiểm toán...

Điều này là cần thiết, vì giá trị vụ tranh chấp sẽ quyết định là vụ án có thể được giải quyết ở Tòa án cấp huyện hay cần được giải quyết ở Tòa án cấp tỉnh (Điều 12 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy

định Tòa án cấp huyện xét xử những vụ án kinh tế có giá trị dưới 50 triệu đồng và không có yếu tố nước ngoài. Các vụ án kinh tế còn lại đều do Tòa án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm).

Thẩm phán và Thư ký Tòa án còn cần thẩm định các chứng cứ có liên quan đến vụ án để bảo đảm việc hòa giải hoặc xét xử của Tòa án được tiến hành trên những căn cứ chính xác, đáng tin cậy, không trái pháp luật. Đặc biệt, khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, thì Thẩm phán, Thư ký Tòa án hoặc Hội đồng xét xử càng cần phải thẩm định xem hợp đồng kinh tế có vô hiệu hay không, vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu từng phần vì theo nguyên tắc Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải đối với những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật.

Tại Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 có quy định:

Những hợp đồng kinh tế sau đây bị coi là vô hiệu toàn bộ:

a) Nội dung hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật. b) Một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.

c) Người kỳ hợp đồng không đủ thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. Theo tôi phải khẳng định trước hết hợp đồng kinh tế vô hiệu là hợp đồng không có giá trị pháp lý ngay từ thời điểm ký kết, các bên không được phép thực hiện. Cho nên vấn đề đặt ra ở đây là có được hòa giải trong trường hợp hợp đồng kinh tế vô hiệu hay không? Thực tế chứng minh hòa giải trong các vụ án kinh tế góp phần giải quyết vụ án được thuận lợi và nhanh chóng. Vì vậy việc hòa giải trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế kể cả việc xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu là không trái pháp luật. Nhưng tại Công văn số 11/KHXX ngày 23/1/1996 TANDTC hướng dẫn: "Đối với

việc xử lý hợp đồng vô hiệu chỉ được hòa giải để giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu chứ không được hòa giải để giải quyết việc coi đó là hợp đồng vô hiệu hay không vô hiệu và càng không thể hòa giải để tiếp tục thực hiện hợp đồng".

4- Kiểm tra xem trong hợp đồng của các bên có thỏa thuận về việc các bên giải quyết tranh chấp trước hết theo thủ tục trọng tài hay không.

Điều này là cần thiết, vì theo pháp luật hiện hành, nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trọng tài, thì Tòa án không thụ lý vụ án mà yêu cầu các bên về giải quyết vụ tranh chấp kinh tế trước hết theo thủ tục trọng tài.

Nếu đơn kiện của người nộp đơn chưa nêu đầy đủ và chính xác các dữ kiện nói trên, người thụ lý đơn của Tòa án cần giải thích và yêu cầu người nộp đơn làm lại đơn kiện cho đầy đủ, chính xác.

Nếu đơn kiện đã nêu đầy đủ những dữ kiện nêu trên, nhưng Tòa án nơi đương sự nộp đơn không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, thì Thẩm phán, Thư ký Tòa án nhận đơn cần giải thích và hướng dẫn đương sự tới nộp đơn kiện tại Tòa án có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w