KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 65 - 67)

1. Nền kinh tế nhiều thành phần được quản lý theo cơ chế thị trường ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh được thực hiện quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ, tự quyết, năng động, sáng tạo trong các hoạt động kinh tế, thương mại. Đồng thời, các nhà kinh doanh cũng có quyền tự chủ, tự quyết trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại. Trong số các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, hòa giải (ngoài tố tụng cũng như trong tố tụng) là một phương thức có nhiều ưu

việt, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, to lớn cho các nhà kinh doanh, cho xã hội và cho Nhà nước.

2. Hòa giải có vị trí quan trọng, có vai trò và ý nghĩa to lớn trong việc giúp cho các nhà kinh doanh giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại của họ một cách nhanh gọn, đơn giản, ít tốn kém, giữ gìn được quan hệ kinh tế, thương mại lâu dài giữa các nhà kinh doanh, đồng thời, ổn định được hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của họ.

3. Hòa giải có bản chất và nội dung riêng phân biệt hẳn với các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế khác. Các đương sự có tranh chấp kinh tế, thương mại cũng như các Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Hội đồng xét xử cần hiểu rõ, quán triệt bản chất và nội dung của hoạt động hòa giải trong tố tụng kinh tế để hoàn thành tốt chức năng, các quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm cho hoạt động hòa giải của Tòa án đem lại hiệu quả thiết thực.

4. Để thực hiện có hiệu quả, đúng đắn thủ tục hòa giải và đạt được những mục đích mà việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại bằng phương thức hòa giải đặt ra, các đương sự cũng như các Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Hội đồng xét xử cần nhận rõ, nắm vững và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc của việc hòa giải các tranh chấp kinh tế, thương mại.

5. Các nước và các tổ chức quốc tế có rất nhiều kinh nghiệm trong việc hòa giải các tranh chấp kinh tế, thương mại. Những kinh nghiệm đó, các quy định và cơ chế hòa giải có tính mẫu mực đó cần được nghiên cứu học tập và áp dụng có chọn lọc, có hiệu quả vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định pháp lý về giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục hòa giải ở Việt Nam.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w