Hòa giải trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 94 - 95)

d) Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

2.2.7. Hòa giải trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm

Điều 48 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định: Sau khi Hội đồng xét xử kết thúc việc xét hỏi, các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án, tham gia tranh luận, có quyền đáp lại ý kiến của người khác, kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án.

Diễn biến tâm lý và tư tưởng của các đương sự đòi hỏi phải có một quá trình và phụ thuộc nhiều vào các thông tin mà các đương sự thu nhận được. Tâm lý, tình cảm của các đương sự có tranh chấp cũng bị tác động bởi quan điểm của Hội đồng xét xử trong quá trình thẩm vấn, tranh luận tại phiên tòa. Do đó, không loại trừ khả năng là trong giai đoạn thẩm vấn các đương sự chưa thể thông cảm và hòa giải được với nhau, nhưng trong giai

đoạn tranh luận tại phiên tòa, các đương sự lại tìm được tiếng nói chung, đi đến nhất trí với nhau về việc giải quyết tranh chấp.

Trong trường hợp như vậy, Hội đồng xét xử cũng nên ủng hộ sự hòa giải của các đương sự và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, chứ không nên cho rằng hễ đã mở phiên tòa là Hội đồng xét xử phải xét xử vụ tranh chấp đến cùng và phải ra một bản án để giải quyết vụ tranh chấp.

Quan điểm của tác giả luận án là: Sự tự nguyện, thỏa thuận và thống nhất ý chí của các đương sự bất cứ ở đâu và bất cứ ở thời điểm nào cũng không muộn, cũng đều làm cho quá trình giải quyết tranh chấp được nhanh gọn hơn, đỡ tốn kém hơn và có nhiều khả năng thi hành hơn. Do đó, sự tự nguyện và thỏa thuận của các đương sự cần luôn luôn được Thẩm phán và Hội đồng xét xử ủng hộ và ghi nhận.

Tương tự như quan điểm trên của chúng tôi, Điều 7, khoản 4 của Quy tắc hòa giải của UNCITRAL cũng quy định rằng: Hòa giải viên có quyền đưa ra đề xuất về giải quyết tranh chấp kinh tế tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình hòa giải.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w