Hòa giải trong giai đoạn thẩm vấn tại phiên tòa tái thẩm

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 101 - 103)

d) Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

2.2.12. Hòa giải trong giai đoạn thẩm vấn tại phiên tòa tái thẩm

Mặc dù tranh chấp kinh tế, thương mại đã được giải quyết tại phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp lý và các bên đương sự phải thi hành bản án đó. Nhưng nếu thấy có những căn cứ nhất định hoặc phát hiện thấy có tình tiết mới liên quan đến vụ tranh chấp, có thể dẫn đến việc giải quyết vụ tranh chấp theo một hướng khác thì Tòa án có thể mở phiên tòa tái thẩm để xét xử lại vụ án kinh tế.

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được khi giải quyết vụ án;

2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng;

3. Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án;

4. Bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước mà Tòa án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

Việc xét xử tái thẩm vụ án kinh tế được tiến hành theo một thủ tục và trình tự hiện hành đặc biệt. Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự quy định rằng:

1. Tòa án không phải triệu tập đương sự, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị, trừ trường hợp Tòa án thấy cần phải nghe ý kiến của những người này trước khi quyết định. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án có thể triệu tập Luật sư của đương sự tham dự phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.

Nói chung, những quy định nêu trên là khá đầy đủ và có căn cứ. Tuy vậy, chúng tôi thấy rằng, cũng có những điểm trong các quy định này chưa hợp tình hợp lý; thí dụ như các đương sự, các người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tranh chấp không được mời đến phiên tòa giám đốc thẩm và tái thẩm để tham gia vào các phiên tòa này. Tác giả luận án

cho rằng: để xét xử một vụ tranh chấp kinh tế một cách khách quan, công minh thì các đương sự, những người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan, những người bảo vệ quyền lợi của các đương sự... đều phải được Tòa án triệu tập đến Tòa án để tham gia vào việc xét xử vụ tranh chấp ở bất kỳ cấp nào. Có như vậy thì các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan mới có điều kiện nói lên tiếng nói và nguyện vọng của mình, mới có điều kiện để giải quyết tranh chấp kinh tế bằng hòa giải.

Theo chúng tôi, ở giai đoạn thẩm vấn tại phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, các đương sự vẫn có quyền thương lượng, hòa giải với nhau để đi đến một phương án giải quyết tranh chấp mà các bên đều có thể chấp nhận được. Nếu có một khả năng như vậy, Tòa án cần công nhận và tạo điều kiện thuận lợi để các bên đạt được một sự thỏa thuận, nhất trí. Sau đó, Hội đồng xét xử sẽ ra một quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này sẽ có hiệu lực như một bản án của Tòa án và có hiệu lực thi hành ngay.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w