Việc hòa giải các tranh chấp kinh tế tại Tòa án phải bảo đảm tính khách quan, công bằng, hợp lý, không trái pháp luật và không

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

đảm tính khách quan, công bằng, hợp lý, không trái pháp luật và không trái các tập quán thương mại quốc tế

Tính khách quan của bên thứ ba được chọn làm trung gian hòa giải là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho sự tin cậy của các bên đối với những lời tư vấn, đề xuất phương án giải quyết của Hòa giải viên.

Mặc dù Thẩm phán, Hội đồng xét xử không phải là do các bên tự lựa chọn, nhưng pháp luật tố tụng của các nước, trong đó có Việt Nam, đều có yêu cầu chặt chẽ về tính khách quan của Thẩm phán thông qua quy định về quyền của các đương sự được yêu cầu thay đổi Thẩm phán và về trách nhiệm của Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử, nếu biết có những căn cứ rõ ràng làm cho Thẩm phán có thể không khách quan trong khi xét xử.

Công bằng, hợp lý, không trái pháp luật vừa là yêu cầu xuyên suốt quá trình hòa giải, vừa là mục tiêu cần đạt được trong các thỏa thuận hòa giải để giải quyết hài hòa lợi ích của các bên tranh chấp, đồng thời không gây tổn hại đến lợi ích công.

Trong nền kinh tế thị trường, thương trường là một cuộc sống sôi động, hết sức mềm dẻo và linh hoạt. Vì vậy, việc xử lý các mối quan hệ giữa các nhà doanh nghiệp, việc giải quyết các tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp có yếu tố nước ngoài, thường không phải chỉ được thực hiện theo các quy định của pháp luật mỗi nước hoặc theo các điều ước quốc tế đã được ký kết giữa các nước. Trong thực tiễn đời sống kinh tế quốc tế, các cơ quan, tổ chức trọng tài, hòa giải rất coi trọng việc áp dụng các thông lệ, tập quán thương mại quốc tế vào việc xem xét, giải quyết một cách thân thiện các tranh chấp thương mại quốc tế.

Quá trình hòa giải diễn ra tại Tòa án - biểu tượng của công lý, công bằng. Đồng thời, kết quả hòa giải thành phải được Tòa án công nhận và bảo đảm thi hành, nên các yêu cầu khách quan, công bằng, hợp lý, không trái pháp luật và các tập quán thương mại quốc tế cũng đã được pháp luật tố tụng kinh tế, thương mại của nhiều nước ghi nhận là nguyên tắc của hòa giải trong tố tụng.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 26 - 27)