Về cách thức trình bày các quy định về hòa giải trong Bộ luật Tố tụng Dân sự

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 163 - 165)

b) Về việc nghiên cứu các tình tiết của vụ án chưa sâu; phân tích, đánh giá chứng cứ không đúng, dẫn đến việc Tòa án công nhận những

3.2.1. Về cách thức trình bày các quy định về hòa giải trong Bộ luật Tố tụng Dân sự

chung cho cả tố tụng kinh tế, tố tụng lao động và tố tụng hôn nhân và gia đình. Bản dự thảo mới nhất của Bộ luật này là bản dự thảo lần thứ tám. Nội dung của Chương XII "HÒA GIẢI" trong dự thảo Bộ luật này đã thể hiện sự cải tiến thủ tục và hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự [48, tr. 69-72].

Qua sự nghiên cứu và phân tích một số quy định của bản dự thảo này đã được trình bày ở những phần trên, tác giả luận án đề nghị cần xây dựng thêm một số chế định về hòa giải trong tố tụng kinh tế trong nội dung của Bộ luật tố tụng dân sự nói trên. Tác giả luận án cho rằng, việc xây dựng được một chế định hòa giải trong tố tụng tại tòa án hoàn chỉnh trong một văn bản có giá trị pháp lý cao là Bộ luật Tố tụng Dân sự sẽ góp phần phát huy vai trò, tác dụng và nâng cao hiệu quả của phương thức hòa giải các tranh chấp kinh tế, thương mại.

3.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ CỤ THỂ VỀ VIỆC HOÀN THIỆN CÁC QUYĐỊNH VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TÒA ÁN ĐỊNH VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TÒA ÁN

Về việc hoàn thiện các quy định về hòa giải các tranh chấp kinh tế, thương mại tại Tòa án, tôi xin đề xuất một số kiến nghị cụ thể như sau.

3.2.1. Về cách thức trình bày các quy định về hòa giải trong Bộluật Tố tụng Dân sự luật Tố tụng Dân sự

Theo chúng tôi, các quy định về hòa giải nên được trình bày trong 2 chương của Bộ luật Tố tụng Dân sự, trong chương Những nguyên tắc chung về hòa giải và trong một chương riêng về Hòa giải trong tố tụng dân sự - kinh tế - lao động. Trong chương Những nguyên tắc chung cần xác định những vấn đề có tính nguyên tắc về hòa giải:

- Trong quá trình giải quyết vụ kiện dân sự tại Tòa án các đương sự có quyền tự hòa giải với nhau về việc giải quyết tranh chấp.

- Hòa giải được tiến hành trong mọi giai đoạn tố tụng dân sự.

- Trách nhiệm hòa giải của Tòa án trong tố tụng dân sự. Cụ thể là, trong quá trình giải quyết vụ kiện dân sự, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Trường hợp không triệu tập được đương sự thì Tòa án không tiến hành hòa giải. Đối với trường hợp pháp luật quy định không được hòa giải thì Tòa án không được tiến hành hòa giải.

Cần có một chương dành riêng quy định về hòa giải trong Bộ luật Tố tụng dân sự vì việc hòa giải được tiến hành trong mọi giai đoạn tố tụng nên không thể đưa những quy định này vào một chương đề cập một giai đoạn tố tụng nào đó (chẳng hạn, giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm...). Để khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong các quy định hiện hành về hòa giải cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về chế định pháp luật quan trọng này. Các quy định về hòa giải nên được xếp vào một số mục. Chẳng hạn, mục 1 đưa ra những quy định chung về hòa giải trong tố tụng dân sự; mục 2 xác định nguyên tắc cần tuân thủ khi tiến hành hòa giải và quy định cụ thể về thủ tục tiến hành hòa giải; mục 3 đề cập hình thức văn bản công nhận thỏa thuận giữa các đương sự.

Tại mục 1 cần xác định rõ những vụ việc dân sự không được hòa giải như yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu trong trường hợp bị pháp luật cấm hoặc trái đạo đức xã hội. Bên cạnh việc xác định những vụ việc dân sự không được hòa giải cần xác định những vụ việc dân sự không bắt buộc hòa giải.

Những vụ việc không bắt buộc phải hòa giải có nghĩa là những vụ việc Tòa án không có trách nhiệm bắt buộc phải hòa giải. Đối với những vụ việc này nếu Tòa án không tiến hành hòa giải thì không bị coi là vi phạm pháp luật tố tụng. Tòa án không bắt buộc phải tiến hành hòa giải nhưng lại

có quyền có thể tiến hành hòa giải nếu các đương sự thể hiện mong muốn được tự thương lượng, hòa giải với nhau.

Để nguyên tắc tự định đoạt của đương sự được thể hiện một cách nhất quán, triệt để, theo tôi, chúng ta có thể đưa vào Bộ luật Tố tụng Dân sự cả quy định ngoại lệ. Chẳng hạn, trong trường hợp các đương sự hoàn toàn tự nguyện, Tòa án có thể tiến hành hòa giải giữa họ về việc thực hiện nghĩa vụ cụ thể phát sinh từ vụ việc không được hòa giải (thí dụ, các đương sự tự nguyện thương lượng về phương thức hoàn trả tài sản cho nhau trong trường hợp giao dịch bị tuyên bố vô hiệu).

Trong thực tiễn xảy ra cả những trường hợp bị đơn đã được triệu tập đến dự phiên họp hòa giải nhưng cố tình vắng mặt hoặc đương sự (có thể là nguyên đơn, có thể là bị đơn) không thể tham gia hòa giải vì có lý do chính đáng (ốm nặng, bị tai nạn hoặc gặp những trở ngại không thể vượt qua...). Trong những trường hợp đó pháp luật cần ghi nhận quyền của thẩm phán lập biên bản xác định vụ việc không thể tiến hành hòa giải được để làm cơ sở ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 163 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w