Nghiên cứu thành lập cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ độc lập vớ i các cơ quan hành chính cấp dưới để xét xử có hiệu quả các khiếu kiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 103 - 110)

hành chính

Chúng ta đã có Tòa án hành chính để xét xử các khiếu kiện của công dân bên cạnh các cơ quan hành chính. Tuy nhiên cơ chế này chưa hoàn toàn chiếm ưu thế và phù hợp với xu hướng hội nhập phát triển của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Khi chúng ta tham gia Tổ chức thương mại quốc tế thì cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính đòi hỏi phải có sự đổi mới một cách mạnh mẽ. Vì vậy việc nghiên cứu thiết lập cơ quan tài phán hành chính thuộc cơ quan hành chính nhà nước cao nhất nhưng độc lập với cơ quan hành chính cấp dưới cần tiếp tục đặt ra. Vừa qua, trong báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trình bày tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội XI đã xác định: "Xây dựng đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính thuộc hệ thống hành pháp để tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của dân đối với quyết định của cơ quan hành chính, bảo đảm cho dân được tranh tụng bình đẳng, công khai" [2, tr. 20].

Kinh nghiệm của một số nước tiên tiến cho thấy người ta thiết lập cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ để giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân. Theo đó, khi có khiếu kiện, cơ quan hành chính không tham gia giải quyết mà cơ quan tài phán sẽ thụ lý giải quyết. Sau khi tiến hành việc giải quyết theo trình tự tố tụng chặt chẽ, cơ quan tài phán sẽ đưa ra phán quyết buộc cơ quan hành chính đã có sai phạm phải thi hành. Trường hợp người dân không đồng ý với phán quyết đó thì có quyền khởi kiện ra Tòa án. Tòa án sẽ tiếp tục xét xử theo trình tự tố tụng. Thiết nghĩ, thời gian tới chúng ta phải nghiên cứu để thiết lập cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ, độc lập với cơ quan hành chính cấp dưới để xét xử các khiếu kiện hành chính. Cơ quan hành chính đã ra quyết

định bị khiếu nại không có trách nhiệm giải quyết nữa. Với vị trí này, cơ quan tài phán sẽ độc lập, khách quan để đưa ra các phán quyết của mình. Đồng thời cơ chế này sẽ đề cao trách nhiệm của cơ quan hành chính trong việc ban hành các quyết định và chấp hành nghiêm chỉnh phán quyết của cơ quan tài phán. Như vậy việc giải quyết khiếu kiện của công dân sẽ được tiến hành khách quan, công bằng, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Kết luận

Ngay từ khi cách mạng Tháng 8 thành công, nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban thanh tra đặc biệt - tiền thân của cơ quan thanh tra nhà nước, Ban thanh tra đặc biệt có quyền: giám sát tất cả các công việc và nhân viên của ủy ban hành chính và các cơ quan Chính phủ; có toàn quyền nhận đơn khiếu nại của nhân dân. Từ đó, giải quyết khiếu nại nói riêng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra nói chung đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình trưởng thành và phát triển của các cơ quan thanh tra.

Trong mỗi giai đoạn cách mạng, cơ cấu tổ chức có những thay đổi nhất định nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước vẫn cơ bản được giữ nguyên. Đó là, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, kiến nghị với các cơ quan nhà nước thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; xét giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vai trò của các cơ quan thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại được quy định trong nhiều văn bản pháp luật quan trọng như Pháp lệnh thanh tra, Luật thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và những văn bản pháp luật khác. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại hiện nay có sự thay đổi so với các quy định trước đây. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền, trách nhiệm:

- Tổ chức việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại;

- Tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại hành chính;

- Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại.

Nhiệm vụ tham mưu trong giải quyết khiếu nại được quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên, có giai đoạn các cơ quan thanh tra nhà nước được giao nhiệm vụ trực

tiếp giải quyết khiếu nại hành chính như cơ quan tài phán thuộc hệ thống cơ quan hành chính hoặc giải quyết khiếu nại theo sự ủy quyền của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp. Quy định đó là định hướng đúng nhằm đề cao vai trò của thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính, song chưa phù hợp với vị trí, vai trò và quyền hạn của thanh tra trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004 đã có quy định phù hợp hơn. Các cơ quan thanh tra có nhiệm vụ trọng tâm là thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền.

Tổng Thanh tra nhà nước nay là Tổng thanh tra, thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu Thanh tra Chính phủ - cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về công tác khiếu nại. Ngoài quyền tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ trong giải quyết khiếu nại, còn có quyền giải quyết khiếu nại đối với Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức; giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ giải quyết khiếu nại có liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước.

Bên cạnh chức năng tham mưu, các cơ quan thanh tra còn có vai trò quan trọng trong việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại, giúp thủ trưởng cùng cấp tổ chức việc tiếp công dân; quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại.

Sự thay đổi quy định về thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan thanh tra nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới của đất nước ta, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước phù hợp với vị trí, vai trò của cơ quan thanh tra trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước và trong cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hiện nay.

Với những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, trong những năm qua bằng hoạt động thực tiễn của mình, các cơ quan thanh tra nhà nước đã đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại của công dân, nhất là việc thực hiện chức năng tham mưu

giúp thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp trong việc giải quyết một số lượng lớn khiếu nại của công dân, góp phần tăng cường trật tự kỷ cương quản lý, ổn định tình hình chính trị, xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Để phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới mà trọng tâm là đổi mới kinh tế, các cơ quan thanh tra cần phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa để tăng cường vai trò, trách nhiệm của mình trong giải quyết khiếu nại, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và sự mong đợi của nhân dân. Các cơ quan thanh tra phải quán triệt sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác giải quyết khiếu nại, không ngừng kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực, đổi mới phương thức hoạt động.

Đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, chúng ta cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật để nâng cao hơn nữa vai trò của các cơ quan thanh tra trong việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại; tham mưu giải quyết khiếu nại; quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại. Song song với đó nhằm cần nghiên cứu để sửa đổi một cách cơ bản các văn bản pháp luật để hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

danh mục Tài liệu tham khảo

1. Chính phủ (2001), Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.

2. Chính phủ (2004), Mấy vấn đề lớn về phát triển kinh tế - xã hội năm 2005.

3. Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở Việt Nam (1995), (đề tài cấp Bộ).

4. Cơ sở khoa học xác định mô hình và cơ cấu hệ thống tổ chức Thanh tra Nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước (2001), (Đề tài cấp Bộ).

5. Phạm Văn Đàm (2001), Khiếu nại, tố cáo một hình thức của quyền dân chủ trực tiếp

của công dân trong quản lý hành chính nhà nước, Luận văn tốt nghiệp đại học.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đổi mới về công chức, công vụ ngành thanh tra theo hướng cải cách hành chính nhà nước (1996), (Đề tài cấp Bộ).

8. Trần Ngọc Đường (2000), Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tập

2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước (2002), (đề tài độc lập cấp nhà nước).

10. Kỷ yếu Bác Hồ với thanh tra (1992), Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Lịch sử thanh tra Việt Nam (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Luật thanh tra năm 2004 với việc đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2004), Nxb Tư pháp, Hà Nội.

13. Những vấn đề đặt ra trong Luật khiếu nại, tố cáo cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ

14. Phân định phạm vi hoạt động và đổi mới phương thức phối hợp giữa hoạt động thanh tra và các cơ chế kiểm tra khác (1993), (Đề tài cấp Bộ).

15. Quốc hội (2002), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

16. Quốc hội (2004), Nghị quyết số 30/2004/QH11 về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước..

17. Thanh tra Nhà nước (1998), Những vấn đề cơ bản về Luật khiếu nại, tố cáo, (Sách hướng dẫn nghiệp vụ).

18. Thanh tra Nhà nước (1999), Hỏi đáp về Luật khiếu nại, tố cáo, (Sách hướng dẫn nghiệp vụ).

19. Thanh tra Nhà nước (2001), Tập bài giảng bồi dưỡng Thanh tra viên cao cấp, (Sách

hướng dẫn nghiệp vụ).

20. Thanh tra Nhà nước (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra.

21. Thanh tra Nhà nước (2004), Những nội dung cơ bản của Luật thanh tra, (sách hướng

dẫn nghiệp vụ).

22. Thanh tra Nhà nước (2004), Những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi bổ sung một số

điều của Luật khiếu nại, tố cáo, (sách hướng dẫn nghiệp vụ).

23. Thanh tra nhà nước (2004), Báo cáo tình hình và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo

từ khi thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo đến nay.

24. Thanh tra nhà nước, Vụ tiếp dân và xử lý đơn thư (2004), Báo cáo tình hình giải quyết

khiếu nại của các cơ quan thanh tra nhà nước.

25. Thanh tra với cuộc đấu tranh chống tham nhũng (1994), (Đề tài cấp Bộ).

26. Nguyễn Thị Kim Thoa (2003), Nên có một cơ quan của Quốc hội phụ trách công tác

dân nguyện.

28. Thực trạng tổ chức và hoạt động Thanh tra Bộ, ngành, chuyên ngành ở nước ta, những vấn đề đặt ra và giải pháp (1997), (Đề tài cấp Bộ).

29. Từ điển Anh - Việt (1990), Nxb Đồng Nai.

30. Lê Bình Vọng (1991), Tìm hiểu Pháp lệnh thanh tra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Lê Bình Vọng (1992), Tìm hiểu Pháp lệnh giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Nguyễn Như ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)