bản về giải quyết khiếu nại; tuyên truyền hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại; kiểm tra, thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại; đào tạo,bồi dưỡng cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại; tổng hợp tình hình, tổng kết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại.
Như vậy, các cơ quan hành chính nhà nước là người chịu trách nhiệm chính, chủ yếu trong việc giải quyết các khiếu nại hành chính.
1.2.4. Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong việc giải quyết các khiếu nại hành chính khiếu nại hành chính
Theo quy định của Pháp lệnh thanh tra năm 1990, các cơ quan Thanh tra nhà nước bao gồm: Thanh tra nhà nước; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là thanh tra tỉnh); Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện). Các cơ quan thanh tra nằm trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước. Các cơ quan thanh tra nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, tổ chức nghiệp vụ của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên.
Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 thì các cơ quan thanh tra nhà nước có vai trò quan trọng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại hành chính nói riêng, cụ thể là:
- Tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong giải quyết khiếu nại;
- Giải quyết khiếu nại theo ủy quyền của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; Riêng Tổng Thanh tra nhà nước với tư cách là thành viên Chính phủ, là người
đứng đầu cơ quan Thanh tra nhà nước, có chức năng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại có thẩm quyền giải quyết một số khiếu nại.
- Tiếp công dân, nhận các khiếu nại;
- Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại.
Như vậy, trong việc trực tiếp giải quyết khiếu nại thì các cơ quan thanh tra nhà nước chỉ có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết những khiếu nại theo sự ủy quyền của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước. Việc tham mưu cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong giải quyết khiếu nại là hoạt động quan trọng có tính chất hỗ trợ, giúp việc cho cơ quan quản lý. Tuy không trực tiếp ra quyết định giải quyết, nhưng thông qua việc thẩm tra, xác minh, kết luận về nội dung vụ việc, yêu cầu của người khiếu nại, đề xuất hướng giải quyết khiếu nại có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại. Tiếp công dân, nhận các khiếu nại và quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại hành chính là hoạt động có tính chất hỗ trợ trực tiếp, gắn bó chặt chẽ với việc giải quyết khiếu nại, công tác giải quyết khiếu nại. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính chúng ta phải đề cập đến nhiệm vụ, quyền hạn như đã nêu trên. Nếu chỉ tập trung phân tích, đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc trực tiếp giải quyết khiếu nại hoặc trong việc tham mưu giúp thủ trưởng cùng cấp trong giải quyết khiếu nại… thì việc nghiên cứu không toàn diện và đầy đủ. Do đó không đánh giá hết vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính.
Những căn cứ, cơ sở xác định vai trò "đặc biệt" của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính:
- Các cơ quan thanh tra tuy là cơ quan hành chính song khác với cơ quan chức năng, cơ quan tham mưu của cơ quan quản lý nhà nước vì nó không trực tiếp ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính tác động trực tiếp đến đối tượng quản lý. Vì vậy các cơ quan thanh tra độc lập, khách quan trong việc xem xét, giải quyết các khiếu nại hành chính.
- Các cơ quan thanh tra có chức năng thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của những đối tượng thuộc quyền quản lý nhà nước của Thủ trưởng cùng cấp; phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng. Vì vậy nó được pháp luật trao cho những quyền hạn quan trọng để thực hiện nhiệm vụ được giao. Do đó, các cơ quan này có những ưu thế nhất định trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại mà các cơ quan khác không có được.
- Là cơ quan có vị trí đặc biệt trong cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nên ngay từ khi mới được thành lập các cơ quan thanh tra đã được giao những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng trong xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công chức nhà nước. Chức năng, nhiệm vụ đó ngày được củng cố, hoàn thiện và quy định đầy đủ hơn trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là Luật thanh tra vừa được Quốc hội thông qua.
- Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, với việc mở rộng quyền tự chủ cho các tổ chức kinh tế, thực hiện việc phân cấp mạnh cho cơ quan cấp dưới và chính quyền cơ sở thì tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan nhà nước cấp trên đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới là yêu cầu tất yếu. Do đó vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính, trong thanh tra, đấu tranh chống tham nhũng ngày càng được củng cố, tăng cường hơn.
Phân biệt việc giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan thanh tra nhà nước
Khác nhau: Thứ nhất, các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền đầy đủ và
toàn diện trong giải quyết khiếu nại hành chính: xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết; có quyền hủy bỏ sửa đổi, bổ sung hoặc ra quyết định mới thay thế quyết định hành chính bị khiếu nại trái pháp luật. Còn các cơ quan thanh tra nhà nước chủ yếu làm nhiệm vụ tham mưu cho thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp trong giải quyết khiếu nại, tức là tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết. Trường hợp được giải quyết khiếu nại theo ủy quyền chỉ được thực hiện đối với một số loại việc nhất định nhưng
qui định này hiện nay đã bị bãi bỏ. Thứ hai, các cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp
định giải quyết khiếu nại. Trường hợp cần thiết có quyền xử lý đối với những người không thi hành quyết định giải quyết khiếu nại. Còn các cơ quan thanh tra nhà nước chỉ có quyền đề nghị hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại. Không có quyền áp dụng các biện pháp chế tài để xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm hoặc thiếu trách nhiệm trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.