Mở rộng thẩm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 100 - 101)

giải quyết khiếu nại.

Yêu cầu của việc tuyên truyền:

- Tuyên truyền những vấn đề cơ bản của pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại: quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nước, cơ quan thanh tra...

- Tiến hành thường xuyên, liên tục rộng khắp cho các đối tượng cán bộ, nhân dân ở nhiều địa phương, với nhiều nội dung, hình thức đa dạng.

- Các hình thức, biện pháp tuyên truyền phải phù hợp với tình hình thực tiễn, có tính khả thi và phải đảm bảo có hiệu quả.

3.3. Một số kiến nghị

Để giải quyết tốt khiếu nại hành chính của công dân, không chỉ tăng cường, đề cao vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước và các quy định về trách nhiệm của các cơ quan này mà về mặt lâu dài, chúng ta cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại ở Việt Nam, từng bước mở rộng thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc xét xử các khiếu nại hành chính, đồng thời thành lập các cơ quan có chức năng của Quốc hội để giám sát, trực tiếp xem xét, giải quyết các khiếu kiện của công dân. Đây là định hướng lâu dài, nhưng dưới góc độ nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:

3.3.1. Mở rộng thẩm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân nhân dân

Trong thời gian tới cần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng mở rộng từng bước thẩm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính,

phù hợp với điều kiện về con người và năng lực xét xử Tòa án. Sửa đổi các quy định về tố tụng cho phù hợp với đặc điểm, tính chất xét xử hành chính.

Vừa qua, Quốc hội đã sửa đổi bổ sung Luật đất đai và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính bằng việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án hành chính đối với các khiếu kiện hành chính về đất đai (hiện nay chiếm khoảng 60% khiếu nại hành chính) đã tiếp tục ghi nhận và khẳng định tính ưu việt của cơ chế giải quyết bằng con đường tài phán và đề cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp này. Vì vậy trong thời gian tới, cần tiếp tục tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác xét xử hành chính của Tòa án nhân dân, từ đó khẳng định tính tích cực của cơ chế tài phán, tiến tới mở rộng từng bước thẩm quyền cho Tòa án trong việc xét xử các khiếu kiện hành chính trong các lĩnh vực khác, để người dân được quyền lựa chọn nhiều phương thức trong việc giải quyết khiếu kiện của mình.

Cùng với tiến trình cải cách tư pháp, cần đổi mới tổ chức hệ thống tòa án, tiến tới xây dựng hệ thống tòa án theo cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm v.v. Vì vậy Tòa án sẽ độc lập, khách quan, chỉ tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính của nhân dân.

Hoàn thiện các quy định pháp luật, tố tụng hành chính, sửa đổi những quy định không còn phù hợp, bảo đảm tố tụng phù hợp với tính chất, đặc điểm của việc xét xử hành chính mà bản chất của nó có nhiều điểm khác với tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, lao động. Bảo đảm cho người dân được bình đẳng với cơ quan hành chính trong việc tham gia tố tụng. Thẩm phán độc lập trong việc đưa ra các phán quyết cho dù đối tượng bị khiếu kiện là ai, ở cương vị công tác nào.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 100 - 101)