Khi nói đến vai trò của các cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính, thực chất là đề cập đến thẩm quyền và trách nhiệm hay nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này trong giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta hiện nay.
Như chúng ta đã biết, các cơ quan nhà nước bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan quyền lực có nhiệm vụ chủ yếu xây dựng pháp luật và thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, những cơ quan này có những bộ phận, cán bộ công chức giúp việc, trong hoạt động quản lý điều hành cũng phát sinh việc khiếu nại của cán bộ, công chức đối với các cơ quan chức năng của Quốc hội (Văn phòng Quốc hội và các ủy ban của Quốc hội) về các quyết định kỷ luật hoặc quyết định áp dụng các quy phạm hành chính để quản lý, điều hành trong nội bộ (như khiếu nại về chính sách chế độ, đề bạt, bổ nhiệm v.v...). Trong các cơ quan tư pháp (như Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp), Văn phòng Chủ tịch nước cũng có những khiếu nại kể trên. Như vậy, các cơ quan này phải có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của cán bộ, công chức. Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 thì khiếu nại đối với quyết định hành chính hoặc có tính hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này, còn khiếu nại về quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức nói chung thì được giải quyết theo quy định của Luật này. Tuy nhiên, Luật khiếu nại chỉ xác định có tính nguyên tắc còn việc giải quyết cụ thể sẽ được điều chỉnh bởi văn bản khác. Quốc hội giao cho ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và
các cơ quan khác của nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của cán bộ, công chức đối với quyết định kỷ luật trong các cơ quan nhà nước nói trên. Luật khiếu nại về cơ bản chỉ tập