Việc giải quyết khiếu nại của Tổng Thanh tra nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 57 - 59)

Tổng Thanh tra nhà nước với tư cách là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu Thanh tra nhà nước - cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ. Ngoài việc tham mưu Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết khiếu nại khi được ủy quyền, Tổng Thanh tra nhà nước còn có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại (trừ trường hợp Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là Bộ trưởng); kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng khi phát hiện có vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Về việc giải quyết khiếu nại cuối cùng của Tổng Thanh tra nhà nước

Tuy các cơ quan thuộc Chính phủ không nhiều, nội dung quản lý nhà nước không lớn, nhưng số những vụ việc khiếu nại mà Tổng Thanh tra nhà nước giải quyết trong từng năm nhiều hơn số vụ việc giải quyết theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến vấn đề đất đai, nhà cửa, đền bù giải phóng mặt bằng… Theo số liệu của Thanh tra nhà nước trong năm 1999 Tổng Thanh tra nhà nước [23, tr. 2]

đã giải quyết

3 vụ thuộc thẩm quyền, năm 2000 đã giải quyết 7 vụ, năm 2001 đã giải quyết 3 vụ, năm 2002 đã giải quyết 1 vụ, năm 2002 đã giải quyết 2 vụ, năm 2004 đã giải quyết 1 vụ. Nhìn chung các quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Thanh tra nhà nước cơ bản được người dân tôn trọng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh. Số các vụ việc còn tiếp khiếu hầu như không có. Chính vì vậy, vai trò của Thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại được tăng cường và khẳng định. Do đó, thẩm quyền của Tổng thanh tra được tiếp tục ghi nhận trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.

Về việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lại quyết định giải quyết cuối cùng có vi phạm pháp luật

Luật khiếu nại, tố cáo xác định có tính nguyên tắc việc giải quyết khiếu nại phải có điểm dừng, đối với những khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng thì không xem xét giải quyết nữa. Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện việc giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì phải xem xét, giải quyết lại. Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền, trách nhiệm xem xét lại đối với các khiếu nại đó. Thanh tra nhà nước thông qua công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm các cấp, các ngành trong việc chấp hành pháp luật, phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lại. Đây là quy định cần thiết để khắc phục tình trạng sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Thời gian qua thông qua việc theo dõi, kiểm tra cho thấy hàng năm có tới hàng nghìn quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng bị tiếp khiếu đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đòi giải quyết lại. Qua tổng hợp giải quyết khiếu nại thì có tới 60% số các vụ việc đã được xem xét lại, kết luận có vi phạm pháp luật và khiếu nại của người dân là đúng. Mỗi năm Thanh tra nhà nước nhận được hàng nghìn khiếu nại về quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng do Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan chuyển đến và do người khiếu nại gửi tới. Đồng thời thông qua công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại, Thanh tra nhà nước cũng phát hiện nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng nhưng có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về cả nội dung và hình thức. Thanh tra nhà nước sau khi xem xét, đánh giá, nhận định về tính chất và mức độ vi phạm, kịp thời kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xem xét giải quyết. Vì vậy, đã giải quyết được nhiều vụ việc khiếu nại cuối cùng có sai phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương trong công tác giải quyết khiếu nại.

Nhận xét: Việc quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của Tổng thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với: khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là phù hợp với thực tiễn xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật là rất cần thiết và là yêu cầu cấp bách đang đặt ra. Chính vì vậy quy

định về vai trò của Tổng Thanh tra nhà nước trong nhiệm vụ này là phù hợp với thực tiễn và tiếp tục được ghi nhận và làm rõ hơn, trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)