Vai trò của tòa án nhân dân các cấp trong giải quyết khiếu kiện hành chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 31 - 33)

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại. Còn các cơ quan thanh tra có trách nhiệm giúp cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ trên theo sự phân cấp của Chính phủ.

Giống nhau: Cùng có quyền xem xét, kết luận về vụ việc khiếu nại, đều nằm trong quá trình xem, xét giải quyết ở giai đoạn hành chính, phải tuân theo những qui định về trình tự, thủ tục giải quyết giống nhau.

1.2.5. Vai trò của tòa án nhân dân các cấp trong giải quyết khiếu kiện hành chính chính

Để giải quyết có hiệu quả các khiếu kiện hành chính của nhân dân, cùng với các cơ quan hành chính, tòa án nhân dân được giao nhiệm vụ giải quyết các khiếu kiện hành chính kể từ năm 1996. Như vậy, ở nước ta hình thành hai cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính, tòa án nhân dân theo trình tự, thủ tục tố tụng giải quyết các khiếu kiện hành chính đã được cơ quan hành chính nhà nước giải quyết lần đầu hoặc quá thời gian quy định mà khiếu nại không được giải quyết. Đây là cơ chế giải quyết khiếu kiện mới có nhiều tiến bộ ở nước ta.

Theo quy định của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính sau:

- Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính với một trong các hình thức: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính;

- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu thuế, truy thu thuế;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu phí, lệ phí; - Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật.

Phân biệt việc giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan hành chính với giải quyết khiếu kiện của Tòa án hành chính

Cùng là việc giải quyết từ một khiếu nại hành chính nhưng việc xét xử của tòa án hành chính và việc giải quyết của các cơ quan hành chính có những điểm khác nhau và giống nhau như sau:

Về sự khác nhau:

Thứ nhất, về thẩm quyền: cơ quan hành chính được giải quyết tất cả các khiếu nại thuộc phạm vi hành chính, trong khi đó các tòa án hành chính chỉ được giải quyết một số loại việc cụ thể được quy định trong Điều 11 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính

Tòa án hành chính chỉ thụ lý giải quyết những vụ việc đã được giải quyết lần đầu tại cơ quan hành chính hoặc những vụ việc quá thời gian quy định mà khiếu nại không được cơ quan hành chính giải quyết.

Thứ hai, về thủ tục giải quyết: cơ quan hành chính giải quyết khiếu nại bằng việc thẩm tra, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết theo thủ tục hành chính. Còn tòa án hành chính giải quyết vụ việc bằng việc đưa ra phán quyết của mình thông qua quyết định hoặc bản án. Việc xét xử được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng rất chặt chẽ, có sự tham gia của Luật sư hoặc người đại diện hợp pháp khác của người khiếu nại, có sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân.

Thứ ba, về trình tự giải quyết và chấm dứt việc giải quyết: các khiếu nại phát sinh từ cơ sở được nhiều cấp hành chính giải quyết, nhưng về nguyên tắc chung đến Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng là người giải quyết cuối cùng chấm dứt việc giải quyết. Trường hợp đặc biệt thì Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền giải quyết. Còn khiếu kiện hành chính được xét xử theo hai cấp: sơ thẩm, phúc thẩm và bản án có hiệu lực thi hành, trường hợp có kháng nghị thì được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Về sự giống nhau: cơ quan hành chính và tòa án hành chính cùng xem xét một khiếu nại hành chính, cùng giải quyết những vấn đề theo yêu cầu của người khiếu nại.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)