Tăng cường năng lực trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính cho các cơ quan thanh tra nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 98 - 99)

cho các cơ quan thanh tra nhà nước

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, ngoài việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật xác định rõ hơn, đầy đủ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong công tác giải quyết khiếu nại, đổi mới tổ chức hoạt động thanh tra v.v … thì việc nâng cao năng lực cho các cơ quan thanh tra để đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là yêu cầu rất quan trọng.

- Các cơ quan Thanh tra nhà nước phải sắp xếp, kiện toàn tổ chức theo quy định của Luật Thanh tra vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2004, Thanh tra Chính phủ phải sớm tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành và theo thẩm quyền ban hành các văn bản để tổ chức chỉ đạo hoạt động thanh tra. Đồng thời hướng dẫn tổ chức thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo. Khẩn trương cùng với các bộ, ngành xây dựng Nghị định trình Chính phủ ban hành quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra các bộ ngành.

- Các cơ quan thanh tra bộ, ngành sắp xếp, kiện toàn tổ chức, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp hiện nay, theo nguyên tắc mỗi một ngành chỉ có một tổ chức thanh tra hoặc một đầu mối thanh tra đảm nhiệm hai chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Nghiên cứu xây dựng những quy định trình cấp có thẩm quyền ban hành để

hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành.

- Trong công tác giải quyết khiếu nại, sắp xếp kiện toàn theo tinh thần của Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung, cơ quan thanh tra tập trung vào việc giúp thủ trưởng cơ quan cùng cấp trong việc xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, trong đó đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại; phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chính sách pháp luật làm nảy sinh khiếu nại. Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thanh tra cấp trên đối với thanh tra cấp dưới trong giải quyết khiếu nại.

- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thanh tra viên có đủ năng lực, phẩm chất, trình độ làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, đáp ứng các yêu cầu về chính trị, đạo đức lối sống, năng lực trình độ chuyên môn. Xây dựng nội dung chương trình giảng dạy và phương thức đào tạo bồi dưỡng đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng. Có chế độ chính sách bồi dưỡng thích hợp cho những người làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại.

- Trang bị máy móc, phương tiện làm việc cho các cơ quan thanh tra, ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, bảo đảm thông tin thông suốt trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước và trong các cơ quan hành chính để theo dõi kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong phạm vi toàn quốc.

- Xử lý nghiêm minh những cán bộ thanh tra viên có vi phạm pháp luật, thiếu ý thức trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)