Yêu cầu của việc đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 81 - 83)

công chức trong cơ quan hành chính nhà nước. Những việc làm sai trái đó thực chất là biểu hiện cụ thể, là kết quả của tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ trong các cơ quan hành chính nhà nước. Những biểu hiện của tệ nạn trên diễn ra trong quá trình thực hiện chức năng quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, thông qua việc ban hành các quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính, đồng thời còn xẩy ra cả trong quá trình giải quyết khiếu nại. Giải quyết tốt các khiếu nại nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, sửa chữa những sai lầm, thiếu sót của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ. Các cơ quan thanh tra có vai trò quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại. Do đó, nâng cao vai trò của thanh tra để giải quyết có hiệu quả các khiếu nại thực chất là việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân, chống các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, mất dân chủ trong các cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức nhà nước. Nâng cao vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước để giải quyết các khiếu nại hành chính nằm trong yêu cầu của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các công việc của công dân.

3.1.4. Yêu cầu của việc đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước nhà nước

Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của công dân đòi hỏi các cơ quan thanh tra phải được đổi mới mạnh mẽ và toàn diện để thực sự trở thành công cụ hữu hiệu, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nhanh chóng các vi phạm pháp luật trong các cơ quan quản lý, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn khiếu nại, làm tốt chức năng tham mưu cho cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết khiếu nại, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại.

Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra đặt ra yêu cầu xác định rõ vị trí, vai trò của thanh tra trong quản lý nhà nước, có quyền hạn tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Hệ thống các cơ quan Thanh tra nhà nước được kiện toàn, sắp xếp lại cho hợp lý theo quy định của Luật thanh tra vừa được Quốc hội khóa XI thông qua, bao gồm các cơ quan thanh tra thành lập theo cấp hành chính (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện) có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Các cơ quan thanh tra thành lập theo ngành và lĩnh vực (Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở) có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý trực tiếp và thanh tra chuyên ngành đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Sở.

Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của

Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Các cơ quan thanh tra nhà nước phải đổi mới mạnh mẽ hoạt động trong việc tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan cùng cấp giải quyết khiếu nại, tổ chức tốt việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại, tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, trong đó chú trọng thanh tra, kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện pháp luật về khiếu nại, thường xuyên kiểm tra việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Kịp thời phát hiện những sơ hở yếu kém trong công tác quản lý, công tác giải quyết khiếu nại để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật. Đổi mới quy trình tiếp dân, giải quyết khiếu nại, cải cách thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, giảm bớt những thủ tục phức tạp, phiền hà, đề cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan thanh tra, cán bộ, thanh tra viên trong việc giải quyết các khiếu nại của công dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)