Nghiên cứu thành lập cơ quan chuyên trách của Quốc hội để tiếp nhận và giải quyết các khiếu kiện của công dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 101 - 103)

và giải quyết các khiếu kiện của công dân

Hiện nay các cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư khiếu nại của công dân, giám sát việc giải quyết khiếu nại của công dân.

Trên thực tế việc thực hiện nhiệm vụ này hiệu quả không cao và chưa đáp ứng được yêu cầu mong đợi của nhân dân. Việc đề xuất nghiên cứu thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện công tác này đã đặt ra từ lâu và đó là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay. Nhiều nhà lập pháp, nhiều cơ quan chức năng đã đề xuất ra hai phương án. Phương án 1: thành lập ủy ban dân nguyện của Quốc hội. Phương án 2: thành lập Thanh tra Quốc hội [26, tr 2- 4].

ủy ban dân nguyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác về khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; Thẩm tra báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Chính phủ.

- Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội về khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; giám sát hoạt động của Chính phủ trong việc đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các ban ngành, các cấp và các địa phương.

- Tổ chức việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý toàn bộ đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính và kiến nghị của công dân gửi đến Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội...

Thành lập Thanh tra Quốc hội: Thành lập Thanh tra Quốc hội với tư cách là một cơ quan độc lập, tương tự như Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hoạt động theo luật do Quốc hội ban hành (Luật Thanh tra Quốc hội), chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Thanh tra Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tổ chức việc tiếp dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi tới Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tổ chức của các cơ quan công quyền.

Trong hoạt động giám sát được thực hiện các quyền thanh tra, điều tra, kiểm tra đối với cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị khiếu nại.

- Có quyền yêu cầu các cá nhân, cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu, hồ sơ liên quan.

- Kiến nghị, giải pháp đối với các cơ quan công quyền để khắc phục sai phạm, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu kiến nghị không được chấp thuận, Thanh tra Quốc hội trình báo cáo ra ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét,

3.3.3. Nghiên cứu thành lập cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ độc lập với các cơ quan hành chính cấp dưới để xét xử có hiệu quả các khiếu kiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)