Nội dung và yêu cầu quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của các cơ quan thanh tra

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 63 - 66)

của Thanh tra nhà nước, thanh tra các bộ, ngành, địa phương chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Vì vậy, tình trạng này cần được chấn chỉnh trong thời gian tới.

Tóm lại, công tác tiếp công dân, nhận các khiếu nại, kiến nghị phản ảnh liên quan đến khiếu nại là rất quan trọng và gắn liền với công tác giải quyết khiếu nại, là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan thanh tra. Thời gian qua các cơ quan thanh tra nhà nước đã làm tốt việc trực tiếp tiếp công dân, tham mưu cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp thực hiện tốt nhiệm vụ này. Vì vậy, công tác tiếp công dân dần dần đi vào nền nếp và thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác tiếp công dân, hỗ trợ đắc lực cho công tác giải quyết khiếu nại, thì các cơ quan thanh tra cần tăng cường, đẩy mạnh, đầu tư nhiều hơn cho công tác này, có chính sách, chế độ đãi ngộ thích hợp đối với những cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp công dân.

2.2.5. Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại hành chính nhà nước nại hành chính nhà nước

2.2.5.1. Nội dung và yêu cầu quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của các cơ quan thanh tra cơ quan thanh tra

Đề cập đến vai trò của các cơ quan thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại hành chính nếu chỉ dừng lại ở xem xét, đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ tham mưu và giải quyết khiếu nại theo ủy quyền thì chưa toàn diện và đầy đủ. Một hoạt động hết sức quan trọng được xác định là chức năng chủ yếu, cơ bản của các cơ quan thanh tra là thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại. Hoạt động này có tác động tích cực, hỗ trợ để việc thực hiện các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại đạt kết quả vững chắc, toàn diện và đầy đủ hơn.

Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại đã được đề cập ở mức độ nhất định trong một số văn bản pháp luật quy định về vấn đề này trước đây, song đến năm 1998 mới được quy định đầy đủ và hoàn chỉnh trong Luật khiếu nại, tố cáo và được cụ thể, chi tiết hơn trong Nghị định số 67/1999/NĐ-CP và Nghị định số 62/2002/NĐ-CP. Theo tinh thần của các văn bản pháp luật này thì:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại trong các cơ quan hành chính nhà nước trên phạm vi cả nước.

Thanh tra nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ (Điều 80 Luật khiếu nại, tố cáo).

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi quản lý của mình; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan tổ chức do mình quản lý trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, thực hiện chế độ báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Thanh tra nhà nước các cấp giúp thủ trưởng cơ quan cùng cấp quản lý công tác giải quyết khiếu nại. (Điều 82, Luật khiếu nại, tố cáo).

Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại là nội dung rất quan trọng, có tác động biện chứng đến hiệu quả giải quyết khiếu nại của các cơ quan quản lý nhà nước và của các cơ quan thanh tra. Nó cũng là nhiệm vụ, chức năng quan trọng của các cơ quan thanh tra nhà nước.

Quản lý nhà nước đối với công tác giải quyết khiếu nại xuất phát từ đòi hỏi khách quan nhằm quản lý thống nhất toàn diện đối với các hoạt động xã hội của Nhà nước. Bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân bình đẳng trong quan hệ giải quyết khiếu nại, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân, đề cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước đối với nhân dân.

Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại xuất phát từ đòi hỏi tất yếu của yêu cầu thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại. Bởi vì muốn giải quyết tốt các khiếu nại của công dân thì trước hết phải có hệ thống pháp luật đầy đủ, các cơ quan phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục khi xem xét, giải quyết khiếu nại của công dân. Việc tiếp nhận xử lý và giải quyết khiếu nại phải nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật. Mọi vi phạm, nhất là những vi phạm từ phía cơ quan nhà nước phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại là phương thức thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, bảo đảm thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thông qua việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, thanh tra giúp các cơ quan nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Nội dung quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại bao gồm

Soạn thảo để Chính phủ trình Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật về khiếu nại; trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về khiếu nại.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại.

Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Thanh tra nhà nước các cấp, các ngành về công tác giải quyết khiếu nại.

Thanh tra, kiểm tra các cấp, các ngành trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại.

Tổng hợp tình hình khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại, báo cáo Chính phủ theo định kỳ hoặc đột xuất.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam pdf (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)