Chỉ đạo đổi mới đa dạng phương pháp và hình thức tổ chức công tác giáo

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 103 - 108)

- Tổng số phòng phục vụ dạy học: Chia ra: + Phòng học văn hóa:

3.2.4.Chỉ đạo đổi mới đa dạng phương pháp và hình thức tổ chức công tác giáo

BÌNH ĐỊNH 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.4.Chỉ đạo đổi mới đa dạng phương pháp và hình thức tổ chức công tác giáo

dục giá trị sống cho học sinh

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp này hướng đến nhằm mục đích đa dạng hoá về phương pháp và hình thức tổ chức công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường trung học cơ sở. Giá trị sống thuộc phạm trù năng lực, cho nên việc quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh cần linh hoạt, mềm dẻo bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú thông qua nhiều kênh hoạt động khác nhau, nhằm tạo sự cộng hưởng, sáng tạo từ đội ngũ tham gia giáo dục giá trị sống và ý thức trách nhiệm tự giáo dục của mỗi học sinh, để có thể chiếm lĩnh được kiến thức - thái độ - hành động.

Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường trung học cơ sở là vận dụng các phương pháp và hình thức giáo dục mới hướng đến phát huy tích cực, giúp nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức giá trị sống nhờ vào sự tương tác và đa dạng hóa các loại hình hoạt động của các lực lượng tham gia giáo dục và sự chủ động dựa trên các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp học sinh xây dựng thái độ và phát triển tốt các kỹ năng để trở thành công dân có đủ tự tin, trách nhiệm, tự lập, sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Đổi mới đa dạng các phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Hiệu quả của hoạt động giáo dục giá trị sống sẽ được hiện thực hóa thông qua hệ thống các phương pháp mà nhà trường sử dụng. Do vậy BGH các trường THCS cần chú trọng công tác chỉ đạo đổi mới đa dạng hóa các phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh. Công tác giáo dục giá trị sống là một hoạt động đặc thù do đó hệ thống các phương pháp giáo dục phải cho học sinh được trải nghiệm thông qua các hoạt động khác nhau.

Phương pháp giáo dục giá trị sống phải giúp học sinh trung học cơ sở hình thành niềm tin, lòng say mê, hứng thú và tạo ra môi trường hoạt động vui vẻ, thân thiện qua việc tìm tòi, lựa chọn và sử dụng phương pháp nhằm tác động vào nhận thức, thái độ, tạo động lực để mỗi em học sinh biết biến các giá trị sống đó vào từng hành vi cụ thể mà các em sử dụng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hệ thống các

phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường trung học cơ sở còn phải hướng đến giúp các em biết cách phân tích, đánh giá và rút ra các bài học cần thiết cho bản thân từ việc áp dụng các giá trị sống mà các em đã được học.

Chí vì thế ban giám hiệu các trường trung học cơ sở, mà cụ thể là người hiệu trưởng phải tập trung chỉ đạo để đội ngũ giáo viên, tổng phụ trách Đội và các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống tập trung vận dụng các phương pháp sau đây vào quá trình trang bị giá trị sống cho học sinh các trường trung học cơ sở:

+ Phương pháp trò chơi: Thông qua phương pháp trò chơi sẽ giúp các em học sinh có được cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi. Qua trò chơi các em được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình những ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống. Qua trò chơi, các em được rèn kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi, giúp các em tăng cường khả năng giao tiếp. Bằng trò chơi, việc học tập, giáo dục được tiến hành nhẹ nhàng, sinh động hơn, không nhàm chán, khô cứng. Hoạt động vui chơi không những mang lại không khí vui tươi thoải mái cho các em mà còn giúp các em nhẹ nhàng chuyển hóa các giá trị sống vào trong từng hoạt động vui chơi, đây cũng là môi trường của cuộc sống mà các em được trải nghiệm. Với phương pháp trò chơi được sử dụng trong quá trình giáo dục giá trị sống sẽ phát huy được lợi thế trong việc giúp học sinh tiếp cận được hệ thống các giá trị sống theo cách của riêng mình. Thông qua hoạt động, và bằng hoạt động vui chơi để chuyển hoá các giá trị sống luôn mang lại sự thích thú cho lứa tuổi THCS.

+ Phương pháp “thảo luận nhóm”: Đây là phương pháp rất có lợi thế mỗi khi nhà trường sử dụng để trang bị các giá trị sống cho học sinh. Bởi lẽ phương pháp này sẽ giúp học sinh chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung giá trị sống cần học. Do vậy, phương pháp này còn giúp học sinh hiểu biết sâu sắc, bền vững hơn làm cho việc chuyển tải thông tin mang tính cộng đồng hơn, vì mỗi học sinh tham gia vào hoạt động là một mắc xích trong quá trình trao đổi thông tin. Được trao đổi và chia sẻ với nhau để giúp các em học sinh hiểu hơn về các giá trị sống, từ đó biết các lựa chọn, biết cách đánh giá các giá trị sống mà các em đã được học.

thể trong các vai. Qua đó giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc và biết cách giải quyết các vấn đề trong tình huống giả định chứa đựng nội dung giá trị sống. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh thực hành, “làm thử” và suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà họ quan sát được và sau đó học sinh sẽ thảo luận, trao đổi với nhau. Thông qua đóng vai là thông qua cuộc sống thực những được mô phỏng trong các vai diễn. Chính quá trình này giúp các em học sinh được hiểu một cách thấu đáo về các giá trị sống. Sự linh hoạt trong cách thể hiện và vận dụng các giá trị sống vào trong các mối quan hệ được miêu tả rất chân thực thông qua các vai diễn đã giúp các em học sinh hình dung ra các giá trị sống khi được vận dụng vào thực tiễn thì triển khai như thế nào cho có hiệu quả nhất.

+ Phương pháp “dự án”: Đây là một trong những phương pháp giúp các em học sinh có thể tự mình, hoặc theo nhóm để hoàn thành một dự án cụ thể nào đó về một giá trị sống mà các em đã được học. Phương pháp này không chỉ giúp học sinh THCS biết triển khai và thực hiện một dự án nhỏ, mà qua phương pháp này các em được vận dụng chính những giá trị sống vào để thực hiện một công việc nào đó. Phương pháp này sẽ kích thích chủ động và sáng tạo trong quá trình tiếp cận các giá trị sống.

+ Phương pháp “Mô hình hóa”: Thông qua các mô hình về giá trị sống của con người nói chung để dựng lại mô hình về giá trị sống cho các em học tập và noi theo. Mô hình hoá hệ thống các giá trị sẽ giúp các em học sinh dễ dàng nhận thức một cách trọn vẹn nhất các giá trị sống mà các em sẽ được trang bị.

* Đa dạng hóa hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Đa dạng hóa hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh là hướng tới giúp học sinh tích cực trong việc tiếp thu và vận dụng các giá trị sống vào điều kiện thực tiễn cuộc sống và khơi dậy sự hứng thú, sáng tạo cho học sinh trong nhận thức cũng như trong hành động.

Mội một hình thức giáo dục giá trị sống đầu có những ưu và nhược điểm khác nhau, căn cứ vào đặc điểm của hệ thống các giá trị sống, căn cứ vào đặc điểm của học sinh và các điều kiện khác của nhà trường để linh hoạt, sáng tạo và mạnh dạn đưa nhiều hình thức giáo dục giá trị sống khác nhau để vận dụng vào công tác

giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS.

Giá trị sống được hình thành thông qua quá trình sống, rèn luyện và học tập trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Việc giáo dục giá trị sống cho học sinh nói chung đặc biệt là học sinh trung học cơ sở cần phải có các hình thức sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn. Các hình thức giáo dục giá trị sống mà các trường THCS có thể nghiên cứu và đưa vào để lồng ghép thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống cho các em như:

- Giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua các buổi chào cờ đầu tuần. Đây là hình thức rất dễ mang lại hiệu quả. Bởi lẽ hoạt động chào cờ là hoạt động thường niên diễn ra trong mỗi đầu tuần của mỗi tuần, thông qua hoạt động dưới cờ này các nhà trường sẽ linh động lồng ghép và biến thành các chủ đề để giáo dục về giá trị sống cho học sinh toàn trường. Bên cạnh đó công tác này còn được thông qua các hình thức như: Tổ chức các chuyên đề ngoại khóa; các hoạt động từ thiện “lá lành đùm lá rách”; Chăm sóc di tích lịch sử; Các buổi sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tập thể, hoạt động dã ngoại…

- Nhà trường THCS cần tổ chức các câu lạc bộ về giá trị sống, trong đó nên có một số hoạt động như: diễn đàn giá trị sống; các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức rèn luyện về giá trị sống cho học sinh; các buổi nói chuyện chuyên đề của các chuyên gia tâm lý giáo dục và tư vấn trực tiếp…

- Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống cho học sinh. Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao rất có lợi thế trong việc truyền thụ các giá trị sống cho học sinh.

- Thông qua việc lồng ghép hoạt động giáo dục giá trị sống vào các môn học chính khóa hàng ngày.

- Thông qua hoạt động tuyên truyền, đài phát thanh, hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…

- Thông qua hình thức tình nguyện, hoạt động trải nghiệm để giáo dục giá trị sống cho học sinh.

- Thông qua các cuộc thi, hội nghị, hội thảo, mời các chuyên gia về nói chuyện cho học sinh về chủ đề giá trị sống.

Để biện pháp này thực sự có hiệu quả khi vận dụng vào các điều kiện cụ thể

ở các trường THCS cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nhà trường phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các lực lượng giáo dục chủ động và phát huy khả năng sáng tạo khi thực hiện công tác giáo dục giá trị sống chọ học sinh.

- Bồi dưỡng giáo viên để giảng dạy tích hợp giá trị sống trong các môn học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo viên phải tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh và có sự phối hợp tham gia của các tổ chức đoàn thể.

- Phải có được đội ngũ giáo viên, tổng phụ trách Đội nhiệt tình, năng động và có am hiểu về các giá trị sống.

- Các nhà trường THCS phải có được nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác giáo dục giá trị sống.

- Lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống phải thường xuyên được tập huấn và bồi dưỡng về phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống.

- Cần có sự chỉ đạo để đồng bộ và thống nhất trong việc triển khai các phương pháp và hình thức giáo dục giá trị sống ở các trường THCS.

- Chú trọng khâu kiểm tra, đánh giá về mức độ hiệu quả khi sử dụng các hình

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 103 - 108)