Thực trạng các hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 66 - 68)

- Tổng số phòng phục vụ dạy học: Chia ra: + Phòng học văn hóa:

2.3.5.Thực trạng các hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS

+ Phòng phục vụ học tập khác:

2.3.5.Thực trạng các hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS

Bảng 2.7. Đánh giá của HS, CBQL, GV, TPT Đội về mức độ phù hợp của các hình thức giáo dục giá trị sống

TT Các hình thức giáo dục giá trị sống

1 Giáo dục giá trị sống thông qua học học các môn chính khoá

2 Giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể

3 Giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động trải nghiệm, tình nguyện

4 Giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

5 Giáo dục giá trị sống thông qua nét văn hoá và nội quy của nhà trường

6 Giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Ghi chú: 1 ≤ ≤ 5; (Hệ số trung bình); (SD) (Độ lệch chuẩn)

Kết quả khảo sát bảng 2.7 cho thấy trong 6 hình thức giáo dục giá trị sống được khảo sát thì hình thức được cả HS, CBQL, GV, TPT Đội đánh giá ở mức độ phù hợp cao nhất với điểm số trung bình (4.23 và 4.01) là hình thức “Giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động trải nghiệm, tình nguyện”. Kết quả đánh giá này

có các thức tổ chức khá phù hợp, có tính hấp dẫn nên được nhiều học sinh hưởng ứng tham gia. Thông qua 2 hoạt động này học sinh cũng dễ chuyển hoá để hình thành các giá trị sống cho bản thân.

Hình thức “Giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao” cũng được HS, CBQL, GV, TPT Đội đánh giá ở mức độ phù hợp với điểm số trung bình (3.96 và 3.93). Đây cũng là các hoạt động đặc trưng của lứa tuổi THCS, Khi tham gia các hoạt động này các em rất vui, sảng khoái, do đó các em dễ tiếp thu và lĩnh hội các giá trị sống. Ví dụ khi tham gia hoạt động thể dục, thể thao các em hình thành được các giá trị về đoàn kết, trung thực, chia sẻ và yêu thương…Hơn nữa đây lại là các hoạt động mà các trường THCS thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia.

Ngoài ra các hình thức như thông qua các môn học chính khoá, thông qua sinh hoạt tập thể, thông qua nét văn hoá, nội quy của trường…cũng đã được các giáo viên sử dụng trong quá trình giáo dục giá trị sống cho học sinh. Tuy nhiên, trong các hình thức trên thì hình thức “Giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể” có điểm số trung bình trong đánh giá của HS, CBQL, GV, TPT Đội ở mức thấp nhất (3.15 và 3.08). Điều này cho thấy các giáo viên chưa biết cách khai thác các hoạt động trong sinh hoạt tập thể, các hoạt động sinh hoạt tập thể có thể chưa đa dạng về hình thức, chưa phong phú về nội dung, và chưa gắn liền với việc giáo dục giá trị sống. Chính vì thế, trong tương lại các nhà trường THCS cần phải đổi mới cách thức tổ chức và sinh hoạt tập thể, có như vậy mới phát huy được hiệu quả trong công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 66 - 68)