Quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 73 - 76)

- Tổng số phòng phục vụ dạy học: Chia ra: + Phòng học văn hóa:

2.4.2.Quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh

+ Phòng phục vụ học tập khác:

2.4.2.Quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh

trường THCS luôn tiếp cận theo chuẩn 12 giá trị sống mà UNESCO đã xây dựng. Đây cũng là 12 giá trị sống phổ quát được hầu hết các nước trên thế giới đưa vào chương trình giáo dục cho học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng. Căn cứ vào chuẩn 12 giá trị sống này người quản lý sẽ chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình giáo dục giá trị sống cho trường mình một cách phù hợp nhất.

Ý kiến đánh giá về “Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục giá trị sống phù hợp với điều kiện của trường THCS” cũng được CBQL, GV đánh giá với mức điểm trung bình (3.95) đây là mức đánh giá cao thứ 2 trong 6 nội dung khảo sát về mức độ hiệu quả khi triển khai xây dựng nội dung, chương trình để giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS.

Trong các phương án được lựa chọn khảo sát thì phương án “Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục giá trị sống được tích hợp trong các môn học”, có điểm trung bình đánh giá về mức độ hiệu quả thực hiện thấp nhất so với các phương án còn lại (3.09). Thực tế cho thấy mỗi môn học sẽ có một khối lượng kiến thức nhất định và có những đặc thù riêng biệt. Do vậy, khi xây dựng nọi dung, chương trình giao dục giá trị sống tích hợp vào các môn học sẽ gặp khó khăn, nếu không cẩn thận sẽ khó tích hợp vào trong các môn học, hoặc tích hợp một cách gượng ép, hình thức…thì hiệu quả sẽ không cao.

2.4.2. Quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về năng lực triển khai công tácgiáo dục giá trị sống cho học sinh giáo dục giá trị sống cho học sinh

Công tác giáo dục giá trị sống sẽ thuận lợi và đạt kết quả cao khi có được đội ngũ những người trực tiếp tham gia công tác này có đủ năng lực để triển khai thực hiện. Chính vì vậy chú trọng cho hoạt động tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị cho học sinh ở các trường THCS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác này của người quản lý. Để làm rõ thực trạng này chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, kết quả khảo sát được mô tả cụ thể tại bảng 2.10.

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ hiệu quả của công tác quản lý xây

STT Quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng

1 Lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức tập huấn.

2 Mời các chuyên gia giỏi về lĩnh vực giá trị sống về tập huấn cho giáo viên.

3 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên.

4 Xây dựng hệ thống tài liệu và các phương tiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng, tập huấn.

5 Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng, tập huấn.

6 Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng, tập huấn.

Ghi chú: 1 ≤ ≤ 5; (Hệ số trung bình); (SD) (Độ lệch chuẩn)

Kết quả khảo sát bảng 2.10 cho thấy công tác quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng đã được chú trọng ở các trường THCS. Với điểm số trung bình ý kiến đánh giá của CBQL và GV thấp nhất là (3.86) và cao nhất là (4.10). Trong đó phương án được lựa chọn đánh giá ở mức độ hiệu quả cao nhất là “Mời các chuyên gia giỏi về lĩnh vực giá trị sống về tập huấn cho giáo viên”. Giáo dục giá trị sống là một trong các hoạt động khó thực hiện và đòi hỏi mỗi người giáo viên phải được đào tạo bài bản. Do vậy, việc các nhà trường THCS mời được các chuyên gia giỏi về lĩnh vực này tập huấn cho giáo viên thì hiệu quả sẽ rất cao. Thông qua cách truyền tải của các chuyên gia mà đội ngũ giáo viên sẽ được tiếp cận cách khai thác nội dung, các sử dụng các phương pháp và vận dụng được các hình thức sáng tạo, hấp dẫn, lôi cuốn sự tham gia của các em học sinh.

Ở phương án “Lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên” cũng được CBQL và GV đánh giá với mức độ hiệu quả có điểm số trung bình là “4.00”. Công tác tập huấn, bồi dưỡng chỉ đạt hiệu quả khi người quản lý chú trọng vào việc lập kế hoạch để tố chức hoạt động tập huấn, bồi dưỡng. Sao cho hoạt động này diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả ít tốn thời gian, công sức…

án “Lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức tập huấn”, có điểm số trung bình thấp nhất so với các phương án còn lại (3.86). Điều này cho

thấy phương án này có mức độ hiệu quả không cao. Như vậy, hiệu quả của quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng cần phải được chú trọng hơn nữa trong việc lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức. Bởi lẽ đây là những yếu tố mấu chốt quan trọng nhất khi tiến hành hoạt động tập huấn và bồi dưỡng để nâng cao năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cho đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 73 - 76)