Đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 113 - 115)

- Tổng số phòng phục vụ dạy học: Chia ra: + Phòng học văn hóa:

3.2.7.Đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh

BÌNH ĐỊNH 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.7.Đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh

cho học sinh

3.2.7.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp này nhằm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh có vai trò quan trọng trong việc tìm ra, khẳng định những ưu điểm, phát hiện những hạn chế, sai sót, kịp thời thực hiện điều chỉnh cần thiết để hoạt động đi đúng hướng, đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lý.

Hiệu quả đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định hiện nay đang được

thực hiện chỉ ở mức trung bình, nguyên nhân chính là việc kiểm tra, đánh giá hiện nay chưa xây dựng được tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cho đến thực hiện đánh giá, rút kinh nghiệm sau đánh giá.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Biện pháp này khi vận dụng vào điều kiện thực tế của các trường THCS cần tập trung vào các nội dung và cách thức thực hiện sau:

* Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh hàng năm.

Công tác kiểm tra, khi vận dụng vào thực tế cần phải có được một kế hoạch cụ thể là kiểm tra, đánh giá nội dung nào? cách thức tiến hành? hình thức kiểm tra, đánh giá? thời gian? địa điểm? người kiểm tra, đánh giá và các điều kiện hỗ trợ…

* Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh cụ thể, rõ ràng.

Để việc kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống đạt được hiệu quả thì cần phải xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá công tác giáo dục giá trị sống. Khi có được hệ thống các tiêu chuẩn và tiêu chí thì sẽ tạo điều kiện không chỉ cho người thực hiện hoạt động đánh giá mà còn tạo điều kiện cho cả giáo viên, tổng phụ trách Đội và các lực lượng tham gia cũng như học sinh có căn cứ để xác định được hiệu quả của công tác giáo dục giá trị sống.

* Thực hiện đầy đủ việc đánh giá, rút kinh nghiệm, thực hiện các điều chỉnh kịp thời sau đánh giá

Sau khi có kết quả từ việc kiểm tra, đánh giá BGH cùng vơi các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh cần phải nhận thức được những ưu điểm, những hạn chế và các nguyên nhân của công tác giáo dục giá trị sống đang được triển khai hiện nay ở các trường THCS. Từ đó, cần sớm kịp thời có các điều chỉnh để thay đổi.

giá trị sống.

Bên cạnh cách hình thức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất…Thì có thể kiểm tra thông qua quan sát các hoạt động của học sinh, thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc thăm dò ý kiến của các lực lượng giáo dục để nắm bắt tình hình thực tế nhằm kịp thời điều chỉnh. Đặc biệt là phải xây dựng được bầu không khí tâm lý thoải mái trong nhà trường để mọi thành viên có thể đóng góp ý tưởng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống đạt kết quả tốt hơn.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt biện pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Cần phải có các văn bản quy định về việc kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS.

- Cần phải có đội ngũ những người tham gia công tác kiểm tra, đánh giá phải có kinh nghiệm và năng lực về công tác giáo dục giá trị sống.

- Có sự ủng hộ của CBQL, giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác trong việc cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở cho công tác kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS.

- Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng và phong phú.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 113 - 115)