sinh trung học cơ sở
Đặc điểm của quá trình hình thành giá trị sống là một quá trình tích lũy kinh nghiệm sống, học hỏi lâu dài, có sự chấp nhận, tham gia tích cực của cá nhân và đòi hỏi phải có sự trải nghiệm thực tế. Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị sống, cần phải thực hiện theo hướng tiếp cận giá trị sống đảm bảo sự tương tác giữa người dạy – học sinh và học sinh với nhau theo phương thức tự giáo dục, cùng tham gia, đảm bảo được kết quả tổng hợp, toàn diện của cả kiến thức, thái độ, giá trị và kỹ năng, đảm bảo cho học sinh Học để tự khẳng định mình, Học để chung sống với mọi người…
Trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có chương trình, sách giáo khoa cho môn học giá trị sống, mỗi nhà trường cần chủ động khai thác triệt để các nội dung giáo dục giá trị sống thông qua các môn Giáo dục công dân, Địa lý, Sinh học, Văn học; chủ động xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu giáo dục giá trị sống thông
qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với học sinh của trường (độ tuổi, giới, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán của địa phương,…). Để thực hiện tốt việc quản lý xây dựng nội dung, chương trình giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở, nhà trường cần chú ý đến các nội dung sau:
Người hiệu trưởng ở trường THCS khi thực hiện công tác quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình cần phải bám sát theo chương trình giáo dục phổ thông mới dành cho cấp THCS, cũng như các văn bản quy định của ngành, của địa phương; Nắm chắc các nhiệm vụ của năm học, hiểu rõ đặc điểm và nhu cầu của học sinh THCS; Xác định được các điều kiện phù hợp với nội dung chương trình, cũng như đội ngũ giáo viên và các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động này để lựa chọn nội dung, chương trình phù hợp. Vai trò của người hiệu trưởng thể hiện rõ trong công tác chỉ đạo các lực lượng tham gia xây dựng nội dung, chương trình giáo dục giá trị sống; Thành lập ban xây dựng nội dung, chương trình; Theo dõi giám sát, thẩm định nội dung chương trình đã được xây dựng; Tổ chức thí điểm các nội dung này trước khi đưa vào giáo dục đại trà cho học sinh toàn trường.
Tóm lại, để có được những nội dung, chương trình giáo dục giá trị sống phù hợp cho học sinh THCS đòi hỏi mỗi người hiệu trưởng phải tận tâm, nhiệt huyết, và đầy sáng tạo. Có như vậy mỗi nhà trường THCS mới có được hệ thống nội dung, chương trình giáo dục giá trị sống cụ thể, bám sát đối tượng.