Các nguyên tắc giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 29 - 31)

Công tác giáo dục giá trị sống được thực hiện để khuyến khích học sinh, yêu cầu các em phải suy nghĩ về chính bản thân mình và những người khác, về thế giới và các giá trị theo những phương pháp phù hợp. Công tác giáo dục giá trị sống sẽ khơi gợi những tiềm năng, sự sáng tạo và tài năng bẩm sinh. Giáo dục giá trị sống sẽ cho học sinh THCS không chỉ nhận thức rõ về các giá trị sống cần thiết cho bản thân mà điều quan trọng thông qua giáo dục giá trị sống để giúp các em biết cách lực chọn cho bản thân mình các giá trị sống phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với nền văn hoá, phù hợp với môi trường mà các em đang sống. Thông qua hoạt động này các em sẽ chuyển hoá các giá trị này thành hành vi để vận dụng vào cuộc sống. Chính vì thế để công tác giáo dục giá trị sống đạt hiệu quả các nhà trường THCS cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

* Đảm bảo tính mục đích của giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS: Công tác giáo dục giá trị sống mục đích cuối cùng không chỉ hướng đến nâng cao nhận thức mà còn phải hình thành được các hành vi và thói quen cho các em học sinh về

các giá trị sống. Chính vì thế, trong quá trình giáo dục giá trị sống các trường THCS phải bám sát mục đích là trang bị cho các em học sinh hệ thống các giá trị sống phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với điều kiện của các nhà trường, phù hợp với văn hoá của địa phương và của quốc gia. Mục đích của giáo dục giá trị sống không chỉ dừng lại ở việc nhận thức của học sinh về các giá trị sống mà điều quan trọng là quá trình tập luyện, thực hành các giá trị này trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và cộng đồng…đây chính là hành trang quan trọng trong sự phát triển nhân cách cho các em học sinh.

*Đảm bảo sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục: Công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS chỉ mang lại hiệu quả khi có sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Bởi lẽ hệ thống các giá trị sống khi truyền tải cho các em không chỉ dừng lại ở việc giúp các em nhận thức mà điều quan trọng là giúp các em biết cách chuyển hoá thành hành vi phù hợp với các giá trị đó, và hành vi đó phải được thực hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. chính vì thế khi thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cần phải đảm bảo nguyên tắc về sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục với nhau.

*Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh THCS: Công tác giáo dục giá trị sống chỉ thành công và mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút được sự tham gia nhiệt tình, hăng say, hứng khởi…của học sinh khi hệ thống các giá trị sống được lựa chọn đa dạng, phong phú phù hợp với đặc điểm về lứa tuổi của học sinh THCS. Khi đảm bảo nguyên tắc này nghĩa là nhà giáo dục đang tạo điều kiện để các em học sinh tiếp cận được các giá trị sống phù hợp, từ đó các em sẽ dễ dàng tiếp nhận để vận dụng vào trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.

*Đảm bảo phát huy vai trò tự giác, tích cực của học sinh THCS: Công tác giáo dục giá trị sống chỉ thành công khi có sự tham gia một cách tự giác, tích cực từ phía học sinh. Công tác giáo dục giá trị sống lại là một quá trình được diễn ra trong thời

gian khá dài, đầy khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ của cả nhà giáo dục và của học sinh. Bởi quá trình này không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu hệ thống các giá trị đó mà bản thân mỗi em học sinh phải chuyển hoá các giá trị đó thành hành vi và thói quen hàng ngày. Do vậy, trong quá trình này cần phải có sự chủ động, tự giác, tích cực của học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 29 - 31)