- Tổng số phòng phục vụ dạy học: Chia ra: + Phòng học văn hóa:
BÌNH ĐỊNH 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2.3. Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho đội ngũ chuyên trách
công tác giáo dục giá trị sống cho đội ngũ chuyên trách
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Hoạt động giáo dục giá trị sống và quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống chỉ thành công khi đội ngũ giáo viên, tổng phụ trách Đội và các lực lượng chuyên trách là những người trực tiếp tham gia công tác giáo dục giá trị sống. Do vậy, đội ngũ này cần được tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS.
Công tác giáo dục giáo dục giá trị sống được các trường THCS quan tâm tổ chức dưới nhiều dạng hình thức khác nhau. Tuy nhiên, số giáo viên và tổng phụ trách Đội, cũng như các lực lượng giam gia công tác giáo dục giá trị sống lại chưa
được tập huấn để nâng cao năng lực triển khai công tác này một cách bài bản. Chủ yếu khi thực hiện công tác giáo dục này trong những điều kiện thực tế họ chỉ thực hiện dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân, nên hiệu quả của những hoạt động này là chưa cao, chưa hu hút được sư tham gia nhiệt tình, hăng say của học sinh. Chính vì vậy việc đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cho các lực lượng tham gia hoạt động này là vô cùng quan trọng.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức hoạt động tập huấn và bồi dưỡng cho đội ngũ chuyên trách.
BGH các trường THCS cần phải xây dựng kế hoạch để triển khai các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên trách khi thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS. Trong bản kế hoạch cần vạch rõ các yêu cầu cụ thể về nội dung, về phương pháp, hình thức, thời gian, địa điểm, người thực hiện, các điều kiện cơ sở vật chất cũng như các yêu cầu khác. Để hoạt động này có thể triển khai ở thực tế bản kế hoạch phải chỉ rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, cơ chế thống nhất phối hợp…có như vậy hoạt động này mới mang lại hiệu quả khi vận dụng vào từng điều kiện cụ thể.
- Xây dựng hệ thống các tiêu chí và yêu cầu tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cho các lực lượng chuyên trách.
Khi triển khai tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cho đội ngũ chuyên trách Đội thì BGH các trường THCS cần căn cứ vào yêu cầu và tính chất của hoạt động để đưa ra các tiêu chí lựa chọn đội ngũ tham gia tập huấn, bồi dưỡng; Lựa chọn các lực lượng để tham gia hoạt động bồi dưỡng. Để nâng cao hiệu quả cho hoat động tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cần phải có các tiêu chí như sau:
Đội ngũ tham gia hoạt động bồi dưỡng phải có lòng đam mê và sự hiểu biết về công tác giáo dục giá trị sống; Phải là những giáo viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy các môn học có liên quan đến các nội dung của giáo dục giá trị sống; Phải
lựa chọn được hệ thống các giá trị sống phù hợp để bồi dưỡng; Phải lựa chọn được đội ngũ chuyên gia phù hợp với hoạt động bồi dưỡng; Phải chuẩn bị được các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.
- Xác định hệ thống các năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cần được bồi dưỡng cho đội ngũ chuyên trách.
Thực tế cho thấy, đội ngũ chuyên trách vẫn còn một số người chưa được tiếp cận, làm quen với các kỹ năng tổ chức giáo dục giá trị sống như: Kỹ năng tạo dựng bầu không khí dựa trên nền tảng các giá trị, khám phá các giá trị, thư giãn bình yên và thư giãn thể chất, thể hiện giá trị, kỹ năng lựa chọn và tổ chức hoạt động, kỹ năng lựa chọn các tình huống đóng vai, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng truyền cảm hứng... Cần hướng dẫn họ biết cách sử dụng những phương pháp và phát huy các kỹ năng trong triển khai công tác giáo dục giá trị sống trong từng điều kiện thực tế của nhà trường.
- Tạo điều kiện về cơ chế để đội chuyên trách được tham gia vào các hoạt động tập huấn bồi dưỡng.
Ban giám hiệu các trường THCS cần tạo điều kiện về cơ chế cho đội ngũ chuyên trách được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng để trở thành những người chủ chốt của chương trình giáo dục giá trị sống. Những người trực tiếp tham gia các khóa bồi dưỡng được nhà trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cũng như các điều kiện hỗ trợ khác…
* Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác tập huấn, bồi dưỡng
Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng chỉ đạt được hiệu quả khi có các điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị như các máy móc, phương tiện, hội trường, tài liệu, đồ dùng hỗ trợ cho các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng. Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống. Đây là một dạng đặc thù nên khi tham gia các hoạt động này để người được tập huấn hình thành được năng lực thì họ phải được tham gia vào các hoạt động. Khi tổ chức các hoạt động thì các chuyên gia và báo cáo viên phải có được sự hỗ trợ của các phương tiện và đồ dùng học tập.
công tác giáo dục giá trị sống cho lực lượng chuyên trách.
Thông qua việc đánh giá sẽ giúp cho nhà quản lý rà soát, điều chỉnh và bổ sung những yếu tố còn thiếu. Từ đó, phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu để mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS. Việc đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện, khách quan và hướng đến mục tiêu chính là nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục giá trị sống hiện nay cho các trường THCS. Nội dung đánh giá tập trung vào các vấn đề cụ thể như: Nội dung và hình thức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng tổ chức công tác giáo dục giá trị sống đã phù hợp chưa; Thời gian và địa điểm bồi dưỡng, tập huấn; Đội ngũ chuyên gia tập huấn; Các điều kiện tập huấn…Với kết quả đánh giá này sẽ cung cấp cho hiệu trưởng các trường THCS cái nhìn tổng quan về hoạt động này của trường mình để từ đó có những chỉ đạo kịp thời cho hoạt động bồi dưỡng tập huấn.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để biện pháp này có thể triển khai và đạt kết quả tốt cần phải có các điều kiện sau:
- Có sự quan tâm của Ban giám hiệu, đặc biệt là người hiệu trưởng, đội ngũ chuyên trách về công tác giáo dục giá trị sống.
- Cần có kế hoạch, chương trình cụ thể về hoạt động tập huấn, bồi dưỡng được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.
- Cần phải có được đội ngũ chuyên gia am hiểu về giá trị sống và quản lý công tác giáo dục giá trị sống.
- Phải có một nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho hoạt động giáo dục giá trị sống của các trường THCS.
- Các nhà trường THCS cần phải đảm bảo được các chế độ cho đội ngũ giáo viên, tổng phụ trách Đội và các lực lượng giáo dục khi tham gia hoạt động này.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng khi tham gia hoạt động tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh.