Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 34 - 36)

THCS

Hiệu quả của công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS thường chịu tác động của nhiều yếu tố. Do vậy, người quản lý cần phải nắm được sự ảnh hưởng của các yếu tố để có biện pháp điều chỉnh giúp khai thác tốt các yếu tố này để công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS đạt hiệu quả cao nhất:

+ Sự quan tâm của BGH và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Công tác giáo dục giá trị sống chỉ đạt được hiệu quả khi nhận được sự quan tâm của tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong đó, đặc biệt là sự quan tâm của chính Ban giám hiệu các trường THCS. Khi có sự quan tâm này sẽ có những chỉ đạo kịp thời để công tác giáo dục giá trị sống được chú trọng để thực hiện. Bên cạnh đó tổng phụ trách Đội cũng như đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp thực hiện công tác này. Nếu tổng phụ trách Đội cũng với đội ngũ giáo viên thực sự quan tâm thì họ sẽ nhiệt huyết, hăng say và sáng tạo để biết cách lựa chọn hệ thống các giá trị sống phù hợp, biết cách vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức giáo dục giá trị sống một cách hiệu quả nhất. Để tiếp tục duy trì hệ thống các giá trị sống mà các em đã được học để chuyển hoá trong cuộc sống hằng ngày cần phải có sự hỗ trợ từ phía các bậc phụ huynh. Các giá trị sống mà các em được học ở nhà trường sẽ tiếp tục được củng cố khi các em ở nhà. Do vậy, chính phụ huynh sẽ là những người trực tiếp giúp đỡ các em vận dụng những giá trị này vào chính những tình huống đang diễn ra trong chính môi trường gia đình.

Tổng phụ trách Đội và các giáo viên là người trực tiếp truyền đạt kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ cho học sinh THCS về hệ thống các giá trị sống cần thiết.

Do vậy, công tác này chỉ đạt được hiệu quả khi lực lượng này thực sự am hiểu về hệ thống các giá trị sống cần được trang bị cho các em học sinh. Tổng phụ trách Đội và các giáo viên sẽ căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi ở cấp trung học cơ sở, cũng như đặc điểm về văn hoá xã hội…để từ đó lựa chọn cho các em hệ thống các giá trị sống phù hợp. Khi tổng phụ trách Đội và giáo viên am hiểu về các giá trị sống thì họ sẽ biết cách biến lồng ghép các giá trị sống đó một cách mềm dẻo và linh hoạt vào trong các hoạt động cụ thể cho học sinh tham gia.

+ Có phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh chỉ mang lại hiệu quả khi nhận được sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Để hình thành được một giá trị sống nào đó cho học sinh THCS cần phải có một khoảng thời gian khá dài, đòi hỏi sự kiên trì của cả nhà giáo dục và của chính bản thân mỗi em học sinh. Chính vì vậy các hoạt động giáo dục này cần phải được tổ chức một cách thường xuyên, liên tục, bên bỉ và cần có sự tham gia của tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Sự thống nhất này mới tạo ra sự gắn kết trong tác động để mang lại sự đồng thuận trong giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS.

+ Có nội dung chương trình giáo dục giá trị sống phải đa dạng, phong phú:

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và mạng internet như hiện nay sẽ tác động mạnh mẽ làm thay đổi những giá trị và nhận thức của người học. Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn tồn tại những rủi ro và thách thức trong việc lựa chọn các giá trị sống đích thực phù hợp với bản thân, phù hợp với môi trường, phù hợp với truyền thống văn hóa và có khả năng hội nhập. Sự bùng nổ của mạng internet đã tác động không nhỏ đến việc lựa chọn các giá trị sống ở học sinh THCS. Bởi lẽ, ở lứa tuổi này sự bồng bột, hiếu kỳ, thích khám phá, và dễ bị chi phối bởi các trò chơi điện tử, hình ảnh, video, văn hóa phẩm đồi trụy,… đã dần dần tác động làm xói mòn các giá trị văn hóa tốt đẹp. Lứa tuổi này các em thường bị lôi cuốn bởi sự mới lạ, hấp dẫn, tuy nhiên nếu không được định hướng đúng các em sẽ có những lựa chọn sai lệch về các chuẩn mực của các giá trị sống. Chính vì vậy hiệu quả của công tác giáo dục giá trị sống chỉ thành công và được các em học sinh THCS đón nhận thì phải có được hệ thống các

giá trị sống đa dạng, phong phú phù hợp với sở thích, nguyện vọng của các em.

+ Đảm bảo về cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ: Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ cho công tác dạy học nói chung và công tác giáo dục giá trị sống nói riêng ở các trường THCS là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, công tác này sẽ càng trở nên có sức hút đối với học sinh THCS khi được sự hỗ trợ từ các phương tiện và đồ dùng dạy học. Các trường THCS nếu có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị thì sẽ tạo điều điện thuận lợi cho giáo viên trong việc thiết kế các công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS tham gia.

+ Sự tham gia tích cực, tự giác của học sinh THCS: Việc học sinh THCS tham gia tích cực tự giác vào các hoạt động giáo dục giá trị sống sẽ giúp các em tiếp thu và chuyển hóa hệ thống các giá trị này một cách linh hoạt. Tuy nhiên, nếu các em không chủ động, tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động này thì các em sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hoá các giá trị sống này. Chỉ khi các em tích cực, tự giác các em sẽ chủ động trong việc tiếp thu và lĩnh hội các giá trị sống mà Tổng phụ trách Đội và giao viên truyền đạt.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 34 - 36)