Thực trạng về hệ thống các phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 63 - 66)

- Tổng số phòng phục vụ dạy học: Chia ra: + Phòng học văn hóa:

2.3.4.Thực trạng về hệ thống các phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS

+ Phòng phục vụ học tập khác:

2.3.4.Thực trạng về hệ thống các phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS

sinh THCS

Bảng 2.6. Đánh giá của HS, CBQL, GV, TPT đội về mức độ phù hơp của các phương pháp giáo dục giá trị sống

TT Hệ thống các phương pháp giáo dục giá trị sống

1 PP xây dựng bầu không khí dựa trên nền tảng các giá trị

2 Phương pháp yếu tố hỗ trợ khám phá các giá trị 3 Phương pháp phát triển kỹ năng

4 Phương pháp đóng vai

5 Phương pháp nêu gương

6 Phương pháp giải quyết tình huống

Ghi chú: 1 ≤ ≤ 5; (Hệ số trung bình); (SD) (Độ lệch chuẩn)

Để làm rõ về hiệu quả công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS thông qua hệ thống các phương pháp mà giáo viên đã sử dụng. Chúng tôi tiến hành đánh giá về mức độ phù hợp của hệ thống các phương pháp này thông qua

ý kiến đánh giá của HS, CBQL, GV, TPT Đội. Kết quả khảo sát cho thấy trong quá trình thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS các giáo viên và tổng phụ trách Đội thường sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp xây dựng bầu không khí dựa trên nền tảng các giá trị; Phương pháp yếu tố hỗ trợ khám phá các giá trị; Phương pháp phát triển kỹ năng; Phương pháp đóng vai; Phương pháp nêu gương; Phương pháp giải quyết tình huống…Về cơ bản hệ thống

đến 4.27) và điểm số trung bình trong ý kiến đánh giá của CBQL, GV, TPT Đội từ (3.05 đến 4.50).

Trong đó phương pháp được cả học sinh và CBLQ, GV, TPT Đội đều đánh giá ở mức độ phù hợp cao nhất là “Phương pháp phát triển kỹ năng” với điểm số trung bình là (4.24 và 4.50), đây là mức điểm số cao nhất trong 6 phương pháp được khảo sát. Từ kết quả này cho thấy, học về giáo dục giá trị sống là hướng đến phát triển các kỹ năng cho bản thân. Do vậy, phương pháp phát triển kỹ năng trong công tác giáo dục giá trị sống thường được các em học sinh đón nhận. Bởi lẽ các giá trị sống không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức, mà điều quan trọng các giá trị sống đó phải được chuyển tải thành các hành vi. Nghĩa là phải được thực hiện trong các hoạt động hàng ngày, chính khi tham gia vào các hoạt động hình thành giá trị sống là quá trình các em học sinh đang hình thành các kỹ năng cho bản thân. Kỹ năng thể hiện sự hợp tác; Kỹ năng thể hiện tinh thần trách nhiệm; Kỹ năng thể hiện tình yêu thương…

Phương pháp “Phương pháp đóng vai” cũng là một trong 6 phương pháp được cả HS, CBQL, GV, TPT Đội đánh giá ở mức độ phù hợp với điểm số trung bình là (4.27 và 4.00). Trong công tác giáo dục giá trị sống “phương pháp đóng vai” thường phát huy được lợi thể. Bởi thông qua phương pháp này các em học sinh được sống với các nhân vật, đây cũng là những mối quan hệ mà các em sẽ phải tiếp xúc trong tương lại. Do vậy, khi tham gia đóng vai các em có điều kiện để thể hiện bản thân vào các vai để hình thành các giá trị sống một cánh nhanh nhất. Phương pháp đóng vai cũng là một trong các phương pháp lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia vì có sức hấp dẫn.

Phương pháp “xây dựng bầu không khí dựa trên nền tảng các giá trị” cũng được đánh giá ở mức độ phù hợp với điểm số trung bình (4.10 và 4.11). Ở phương pháp này không có sự chênh lệch nhau nhiều giữa ý kiến đánh giá của HS, CBQL, GV, TPT Đội. Khi thực hiện công tác giáo dục giá trị sống điều quan trọng là giáo viên biết tạo dựng cho các em học sinh một không gian để học tập trong một bầu không khí vui tươi, thoải mãi, cởi mở, thân thiện…dựa trên chính nền tảng của các

kỹ năng sống. Có được bầu không khí như vậy thì các em học sinh sẽ rất thuận lợi để tiếp thu và lĩnh hội các giá trị sống cho bản thân. Bênh cạnh đó “phương pháp nêu gương” và “phương pháp tình huống” cũng được đánh giá ở mức độ phù hợp. Tuy điểm số trung bình của 2 phương pháp này được đánh giá thấp nhất trong 6 phương pháp khảo sát. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện công tác giáo dục giá trị sống giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt hai phương pháp này để khai thác lợi thế trong giáo dục giá trị sống cho các em.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 63 - 66)