- Tổng số phòng phục vụ dạy học: Chia ra: + Phòng học văn hóa:
+ Phòng phục vụ học tập khác:
2.3.3. Thực trạng về hệ thống các nguyên tắc trong công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh
trung bình là (4.23 và 4.04). Chưa bao giờ mà giá trị “Hoà bình” lại được đề cao như hiện nay, bởi lẽ thế giới càng phát triển thì các loại vũ khí càng hiện đại với sức công phá và nguy hiểm hơn rất nhiều lần. Do vậy, khi chiến tranh xẩy ra thì cả bên thắng lẫn bên thua đều thiệt lại. Các di chứng về hoá học của chiến tranh có thể để lại hàng vài chục năm sau cho các thế hệ thiếp theo. Chính vì vậy các giá trị về “Hoà bình” hơn bao giờ hết luôn được đề cao ở tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Giáo dục về giá trị “Hoà bình” để mỗi em học sinh biết đoàn kết, chia sẻ và hợp tác, căm ghét chiến tranh, yêu quý sự bình yên. Giá trị về “Hoà bình” được các em thể hiện ngay trong chính các mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, với thầy cô và với người xong quanh.
Trong các giá trị sống trên thì giá trị về “Tự do” có điểm số trung bình đánh giá của HS, CBQL, GV, TPT Đội đánh giá ở mức thấp nhất trong 12 giá trị sống được khảo sát (3.03 và 3.00). Điều này có thể xuất phát từ thể chế chính trị và yếu tố văn hoá. Giá trị “Tự do” thường được giáo dục cho các em nhận thấy là tự do trong khuôn khổ. Nghĩa là các em nhận biết được quyền về tự do nhưng cũng phải có nghĩa vụ với chính các hành động tự do của mình.
Như vậy có thể thấy cả 12 giá trị sống về cơ bản đã được các nhà trường THCS đưa vào để giáo dục cho học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế mức độ thực hiện thường xuyên để giáo dục các giá trị sống này còn chênh lệch, nhưng về cơ bản các giá trị sống này đã được coi trọng và đưa vào để giáo dục cho học sinh. Để mang lại hiệu quả khi vận dung các giá trị sống này vào thực tế các nhà trường THCS cần phải linh hoạt sáng tạo, thiết kế các hoạt động phù hợp với các giá trị sống đó để giúp các em học sinh chuyển hoá các giá trị sống này một cách thuận lợi và hiệu của nhất.
2.3.3. Thực trạng về hệ thống các nguyên tắc trong công tác giáo dục giá trị sốngcho học sinh cho học sinh
Công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS chỉ mang lại hiệu quả thực sự khi có được hệ thống các nguyên tắc phù hợp. Hệ thống các nguyên tắc chính là kim chỉ nam định hướng cho công tác giáo dục này. Mỗi thầy cô giáo khi thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh cần phải linh hoạt, chuyển hoá các nguyên tắc này một cách sáng tạo nhất. Trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ đưa ra 4 nguyên tắc chính trong để vận dụng vào trong công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS. Để khẳng định kết quả này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của HS, CBQL, GV, TPT Đội về mức độ phù hợp của các nguyên tắc trong công tác giáo dục. Kết quả khảo sát được thể hiện rõ trong bảng 2.5.
Bảng 2.5. Đánh giá của HS, CBQL, GV, TPT về mức độ phù hợp của các nguyên tắc giáo dục giá trị sống
TT Hệ thống các nguyên tắc giáo dục giá trị sống
1 Đảm bảo tính mục đích của giáo dục giá trị sống cho học sinh
2 Đảm bảo sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục 3 Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học
sinh
4 Đảm bảo phát huy vai trò tự giác, tích cực của học sinh
Ghi chú: 1 ≤ ≤ 5; (Hệ số trung bình); (SD) (Độ lệch chuẩn)
Kết quả khảo sát bảng 2.5. cho thấy cả 4 nguyên tắc đều được đánh giá ở mức độ phù hợp và không có sự chênh lệnh quá nhiều trong ý kiến đánh giá của HS và CBQL,GV,TPT Đội. Đối với ý kiến đánh giá của các em học sinh thì cho rằng 4 nguyên tắc mà giáo viên và tổng phụ trách Đội sử dụng khi giáo dục các giá trị sống là phù hợp với điểm số trung bình thấp nhất là (3.84) và cao nhất là (4.08). Trong khi đó ý kiến đánh giá của CBQL và GV, TPT Đội có điểm số thấp nhất là (3.40) và cao nhất là (4.40). Về cơ bản điểm trung bình trong đánh giá của CBQL, GV,TPT
đội có phần cao hơn so với đánh giá của các em học sinh.
Trong các nguyên tắc được khảo sát thì nguyên tắc “Đảm bảo phát huy vai trò tự giác, tích cực của học sinh” được cả HS và CBQL,GV, TPT Đội đánh giá ở mức độ phù hợp là cao nhất (4.08 và 4.40). Các giá trị sống chỉ đạt được hiệu quả khi bản thân mỗi em học sinh tự giác, tích cực để chủ động chiếm lĩnh. Các giá trị sống có nội dung phong phú, phương pháp và hình thức đa dạng đến bao nhiêu mà bản thân mỗi em học sinh không tự giác, tích cực để lĩnh hội thì chắc chắn công tác giáo dục này sẽ không bao giờ đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính vì thế trong công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS cần phải đảm bảo được nguyên tắc “Phá huy vai trò tự giác, tích cực của học sinh”.
Nguyên tắc “Đảm bảo tính mục đích của giáo dục giá trị sống cho học sinh” cũng được cả HS, CBQL, GV, TPT Đội đánh giá với mức độ phù hợp có điểm số cao thứ 2 trong 4 nguyên tắc được khảo sát. Điều này cho thấy, khi thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh hiện nay ở các trường THCS được thực hiện khá tốt và luôn đảm bảo tính định hướng trong mục đích. Giáo dục giá trị sống có mục đích là giúp mỗi em học sinh THCS hiểu về hệ thống các giá trị sống, biết cách chuyển hoá hệ thống các giá trị sống này vào trong thực tiễn của cuộc sống.
Nguyên tắc “Đảm bảo sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục” cũng được HS và CBQL, GV, TPT Đội đánh giá ở mức độ phù hợp với điểm số trung bình cao thứ 3 trong 4 nguyên tắc khảo sát. Giáo dục giá trị sống không thể chỉ ngày một, ngày hai là có thể hình thành được, và không thể chỉ có các thầy cô giáo là thực hiện được. Hiệu quả công tác giáo dục này chỉ được phát huy khi có sự tham gia của tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Sự đồng bộ trong tác động của các lực lượng mới giúp các em học sinh duy trì được các giá trị sống mà các em đã được học trong nhà trường. Chính vì thế nguyên tắc “Đảm bảo sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục” cần được đảm bảo trong công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS.
Nguyên tắc “Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh” cũng có điểm số trung bình từ ý kiến đánh giá của HS, CBQL, GV, TPT Đội về mức độ
phù hợp là (3.84 đến 3.40). Các giá trị sống sẽ nhận được sự quan tâm, hứng thú của các em học sinh khi các giá trị sống đó phải thực sự gần gủi, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của các em. Giá trị sống không nên quá giáo điều, quá xa vời và quá hoàn mĩ… thì các em sẽ gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu và chuyển hoá.