0
Tải bản đầy đủ (.docx) (148 trang)

Nâng cao nhận thức cho CBQL, tổng phụ trách Đội, giáo viên và học sinh về vai trò của công tác giáo dục giá trị sống

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 93 -96 )

- Tổng số phòng phục vụ dạy học: Chia ra: + Phòng học văn hóa:

BÌNH ĐỊNH 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, tổng phụ trách Đội, giáo viên và học sinh về vai trò của công tác giáo dục giá trị sống

về vai trò của công tác giáo dục giá trị sống

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nhận thức đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của con người. Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng dẫn đến hành động đúng đắn và ngược lại. Vì vậy, nâng cao nhận thức cũng chính là nâng cao chất lượng hành động, làm cho hành động ngày càng đúng đắn hơn. Đối với CBQL, giáo viên, tổng phụ trách Đội và học sinh, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo

dục giá trị sống cho học sinh là một yếu tố rất quan trọng trọng thúc đẩy họ thực hiện tốt công tác này.

Kết quả khảo sát chương 2 cũng cơ bản đã phản ánh được nhận thức của CBQL, GV, TPT Đội và HS về vai trò của công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS. Tuy nhiên, vẫn bộc lộ sự chưa đồng đều trong nhận thức về vai trò này, đặc biệt là các em học sinh.

Do đó, các chủ thể quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở cần phải tổ chức tuyền truyền, bồi dưỡng để giúp CBQL, GV, TPT Đội và chính các em học sinh nâng cao nhận thức hơn nữa về vai trò của công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để hiệu quả quản lý nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, TPT Đội và HS về vai trò của công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS thì cần tập trung vào các nội dung và cách thức thực hiện sau:

* Tuyên truyền về vai trò của công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Xuất phát từ số liệu khảo sát đánh giá thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm tổng phụ trách Đội và học sinh về vai trò của công tác giáo dục giá trị sống. Từ đó nhà quản lý bắt tay vào xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tổng phụ trách Đội và học sinh. Xác định cụ thể các nội dung và hình thức, căn cứ vào các điều kiện hiện có và đặc thù môi trường học tập để tổ chức vận động, tổ chức các phong trào, các cuộc thi để tuyên truyền về vai trò của công tác giáo dục giá trị sống, cũng như chỉ ra các lợi ích khi mỗi em học sinh được trang bị các giá trị sống này để vận dụng vào cuộc sống. Từ đó, nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc lựa chọn các giá trị sống phù hợp. Công tác tuyên truyền bằng các hình thức đa dạng, phong phú hợp với đặc thù lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, có như vậy mới thu hút được sự tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục giá trị sống mà giáo viên tổ chức.

* Cung cấp cho đội ngũ CBQL, GV, TPT Đội và HS hệ thống thông tin, văn bản liên quan đến công tác giáo dục giá trị sống.

Tổ chức học tập nghiên cứu các chủ trương, đường lối và các chính sách của Đảng, Nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo có liên quan đến công tác giá trị sống. Các yêu cầu về nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức, các điều kiện hỗ trợ, cách thức kiểm tra, đánh giá… Việc cung cấp đầy đủ các thông tin này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tổng phụ trách Đội và học sinh thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mình trong công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh. Đặc biệt là việc định hướng cho các em học sinh THCS tiếp cận được hệ thống các giá trị sống cốt lõi, để vận dụng vào trong học tập và trong các mối quan hệ hàng ngày mà các em tiếp xúc.

* Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng để đội ngũ CBQL, GV, TPT và HS tự nâng cao nhận thức cho bản thân về vai trò của công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức các buổi báo cáo, hội thảo, mời chuyên gia nói chuyện về vai trò và ý nghĩa của các giá trị sống, đặc biệt là sự cần thiết phải có được hệ thống các giá trị sống phù hợp với học sinh THCS. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tổng phụ trách Đội phải là người đi tiên phong trong việc tích cực tham gia các hoạt động này. Từ đó, chủ động trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, quan tâm nhiều hơn nữa đến việc tổ chức các hoạt động để nâng cao nhận thức cho mọi người về vai trò của công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS. Thực tế cho thấy khi đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức rõ ràng về vai trò và tầm quan trọng của các giá trị sống, khi đó họ sẽ chủ động trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia.

* Khuyến khích động viên và tạo cơ chế để đội ngũ CBQL, GV, TPT Đội và học sinh được tham gia vào công tác giáo dục giá trị sống.

Muốn nâng cao được nhận thức cho đội ngũ CBQl, GV, TPT Đội và học sinh về vai trò của công tác giáo dục giá trị sống thì Sở giáo dục và Đào tạo, Các cấp các ngành của địa phương, các trường THCS phải tạo điều kiện về mặt cơ chế, chính sách cũng như các điều kiện hỗ trợ khác, thường xuyên động viên, khích lệ để các lực lượng tham gia công tác này phát huy hết tìm năng để cống hiến. Với sự quan tâm như vậy sẽ giúp cho đội ngũ CBQL, GV, TPT Đội chủ động, tích cực sáng tạo ra các nội dung, hình thức và phương pháp hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham

gia vào công tác giáo dục giá trị sống. Nâng cao nhận thức bằng chính việc được tham gia trực tiếp vào công tác đó.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả khi đảm bảo được các điều kiện cơ bản sau:

- Phải có được một kế hoạch, cụ thể chi tiết để triển khai công tác tuyên truyền, tránh tình trạng hình thức làm chiếu lệ.

- Công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên liên tục, có trọng điểm, trọng tâm vào nội dung chính là về vai trò của công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS.

- Phải đảm bảo về nguồn kinh phí phục vụ cho việc chuẩn bị các tài liệu, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền, trao đổi, tọa đàm để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống.

- Bố trí thời gian, địa điểm, hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất để toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên tham gia được các buổi tổ chức tọa đàm, trao đổi, tham quan, tập huấn.

-Cần có sự quan tâm của Sở giáo dục và Đào tạo, các ban ngành của địa phương, Ban giám hiệu và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

- Phải có được sự phối hợp tích cực của các lưc lượng tham gia vào hoạt động này.

- Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia các hoạt động bồi dưỡng tập huấn.

- Phải huy động được toàn bộ học sinh trong các nhà trường THCS tham gia một cách nhiệt tình, hăng say và sáng tạo.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 93 -96 )

×