Thực trạng đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 80 - 86)

- Tổng số phòng phục vụ dạy học: Chia ra: + Phòng học văn hóa:

2.4.5.Thực trạng đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh

+ Phòng phục vụ học tập khác:

2.4.5.Thực trạng đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh

tác giáo dục giá trị sống cho học sinh; Thực hiện xã hội hóa trong công tác giáo dục giá trị sống: cơ sở vật chất, con người; Tham mưu, phối hợp với các cấp, ban, ngành để được ủng hộ, hỗ trợ trong công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh. Với 4 nội dung khảo sát về mức độ hiệu quả trong quản lý đều được đánh giá

ở mức khá cao với điểm số trung bình thấp nhất là (3.80) và cao nhất là (4.03). Trong đó nội dung được đánh giá có mức độ hiệu quả cao nhất trong quản lý là “Trang thiết bị, đồ dùng được đầu tư phù hợp với nội dung chương trình giáo dục giá trị sống cho học sinh” (4.03). Công tác giáo dục giá trị sống chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi có các điều kiện hỗ trợ về thiết bị, đồ dùng phù hợp với nội dung, chương trình giáo dục giá trị sống. Chính vì vậy, đây là phương án được CBQL và GV đánh giá ở mức độ hiệu quả cao nhất trong 4 phương án lựa chọn khảo sát.

Ngoài ra phương án “Thực hiện xã hội hóa trong công tác giáo dục giá trị sống: cơ sở vật chất, con người” cũng được đánh giá với điểm số trung bình cao thứ

2 trong 4 phương án khảo sát (4.00). Để có được các điều kiện hỗ trợ cho công tác giáo dục giá trị sống thì việc huy động xã hội hoá để huy động các nguồn lực về cơ sở vật chất, nguồn lực về con người…là rất cần thiết cho công tác giáo dục giá trị sống đạt được hiệu quả.

2.4.5. Thực trạng đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh sống cho học sinh

Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống

STT Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống

1 Đánh giá quá trình tiếp thu các giá trị sống của học sinh 2 Đánh giá qua hành vi của học sinh

3 Học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục giá trị sống của bản thân

STT Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống

5 Kiểm tra, đánh giá thông qua nhận thức của học sinh

6 Kiểm tra, đánh giá thông qua các hoạt động mà học sinh tham gia

Ghi chú: 1 ≤ ≤ 5; (Hệ số trung bình); (SD) (Độ lệch chuẩn)

Để khẳng định hiệu quả quản lý đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về 6 nội dung và kết quả thu được như sau: Điểm số trung bình đánh giá về mức độ hiệu quả của công tác quản lý này dao động từ (3.65 đến 4.54). Trong đó nội dung được cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ hiệu quả cao nhất trong các phương án khảo sát là “Kiểm tra, đánh giá thông qua hành vi biểu hiện ra các giá trị sống” với điểm số (4.45). Thực tế đã chứng minh các giá trị sống không chỉ dừng lại ở lời nói và sự suy nghĩ, mà các giá trị sống phải được chứng minh bằng hành động cụ thể. Do đó, để khẳng định hiệu quả của hoạt động giáo dục giá trị sống thì các giá trị sống đó phải được đánh giá thông qua các hành vi biểu hiện của mỗi học sinh. Đặc biệt đối với học sinh THCS thì điều này lại vô cùng cần thiết. Chỉ khi các em biểu hiện ra được hành vi để thể hiện các giá trị sống thì khi đó, các giá trị sống mới tồn tại vĩnh viễn trong bản thân của các em.

Phương án có điểm số trung bình cao thứ 2 trong 6 phương án khảo sát là “Kiểm tra, đánh giá thông qua các hoạt động mà học sinh tham gia” (4.40). Với kết quả này đã cho thấy đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh chính là thông qua các hoạt động mà các em tham gia là một trong các cách hiệu quả nhất. Bởi các giá trị sống được hình thành trong quá trình các em học sinh được tham gia vào các hoạt động cụ thể, thông qua các hoạt động mà các giá trị sống được bộ lộ rõ nét nhất.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS cần phải tập trung để đổi mới các cách thức kiểm tra, đánh giá công tác này.

Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục giá trị sống

STT Các yếu tố chủ quan

1 Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh 2 Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên 3 Sự tích cực tham gia nhiệt tình của học sinh tiểu học 4 Tình yêu thương và trách nhiệm của cha mẹ

5 Nội dung hình thức tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống phù hợp

STT Các yếu tố khách quan

1 Các văn bản chỉ đạo của cấp trên

2 Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và biến động về văn hoá.

3 Sự bùng nổ của mạng internet.

4 Sư du nhập của các giá trị văn hoá phương tây

5 Các điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất và trang thiết bị

Ghi chú: 1 ≤ ≤ 5; (Hệ số trung bình); (SD) (Độ lệch chuẩn)

Hiệu quả của quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong phạm vi luận văn này chúng tôi tiến hành khảo sát ở khía cạnh là yếu tố chủ quan với 5 nội dung và yếu tố chủ quan cũng với 5 nội dung. Trong đó yếu tố chủ quan có điểm số trung bình thấp nhất là (3.28) và cao nhất là (4.30) và yếu tố khách quan có điểm trung bình thấp nhất là (3.50) cao nhất là (4.20). Trong đó nội dung được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức độ ảnh hưởng nhất là “Tình yêu thương và trách nhiệm của cha mẹ” với

gần gủi hàng ngày với các em nhất, nếu được cha mẹ quan tâm, dành cho những tình thương đây chính là nền tảng vững chắc để học sinh THCS hình thành các giá trị sống về tình yêu thương vô cùng thuận lợi. Dùng tình thương trao cho các em sẽ

nhận lại được tình thương từ chính các em trao lại cho bố mẹ và trao lại cho người khác. Giá trị cốt lõi đến từ một nền giáo dục có sự yêu thương, quan tâm từ chính nơi các em được sinh ra và lớn lên.

Bên cạnh đó “Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh” cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh. Mọi sự thay đổi bắt nguồn từ nhận thức. Nhận thức là kim chỉ nam định hướng cho việc lựa chọn các giá trị sống phù hợp với bản thân. Do vậy, hiệu quả của quản lý hoạt động này chỉ đạt được khi chính đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường THCS đều nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống bao gồm: “Các văn bản chỉ đạo của cấp trên; Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và biến động về văn hóa; Sự bùng nổ của mạng internet; Sự du nhập của các giá trị văn hoá phương tây; Các điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất và trang thiết bị”. Trong các yếu tố trên thì yếu tố mà cán bộ quản lý đánh giá

ở mức độ “Rất ảnh hưởng” là “Sự bùng nổ của mạng internet” với điểm số trung bình (4.20) và Sự quan tâm của các lực lượng giáo dục là “Rất ảnh hưởng”. Công tác giáo dục giá trị sống chỉ mang lại hiệu quả khi có các điều kiện thuận lợi và đặc biệt là sự tham gia ủng hộ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet cũng như sự tác động của nền kinh tế thị trường đã có những tác động không nhỏ đến việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh. Trong các yếu tố ảnh hướng thì yếu tố “Các văn bản chỉ đạo của cấp trên” được cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ ảnh hưởng ít nhất. Điều này cho thấy tính chủ động của các trường THCS là khá tốt, không bị phụ thuộc và hoàn toàn không bị động trước các tác động của các văn bản chỉ đạo.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 80 - 86)