* Nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý, Tổng phụ trách Đội và giáo viên.
Nhận thức và năng lực của các lực lượng tham gia vào công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS được đánh giá bởi các vấn đề sau: thấy rõ về vai trò và sự cần thiết phải giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS; Hiểu rõ về hệ thống những giá trị sống cốt lõi; Ý nghĩa, vai trò của giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS; Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa Ban giám hiệu, Đội thiếu niên; Vai trò, trách nhiệm của gia đình, của các tổ chức xã hội và mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - các tổ chức xã hội trong việc tổ chức các công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS.
* Tính tích cực, tự giác của các em học sinh khi tham vào các hoạt động giáo dục giá trị sống.
Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS chỉ đạt được hiệu quả khi bản thân mỗi em học sinh luôn tích cực tự giác để tham gia vào các hoạt động giáo dục giá trị sống mà Tổng phụ trách Đội và giáo viên tổ chức. Khi bản thân mỗi em học sinh tích cực, tự giác thì các em sẽ chủ động tiếp nhận những giá trị sống mà các lực lượng giáo dục truyền đạt. Học sinh càng tích cực, tự giác thì hiệu quả của công tác giáo dục giá trị sống càng thành công.
* Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS chỉ mang lại hiệu quả khi nhận được sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường sẽ hướng đến việc thống nhất được mục tiêu, nội dung, phương pháp, và hình thức tổ chức công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS.