Chú trọng nghiên cứu xác định hệ thống các giá trị sống cần được giáo dục cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 96 - 100)

- Tổng số phòng phục vụ dạy học: Chia ra: + Phòng học văn hóa:

BÌNH ĐỊNH 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.2. Chú trọng nghiên cứu xác định hệ thống các giá trị sống cần được giáo dục cho học sinh THCS

dục cho học sinh THCS

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS chỉ thành công khi được học sinh hướng ứng tham gia nhiệt tình, hăng say…Học sinh chỉ chủ động, tự giác,

tích cực tham gia vào quá trình giáo dục giá trị sống khi hệ thống các giá trị sống đó phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, phù hợp với đặc điểm nhận thức và tâm lý của các em. Do vậy, việc xác định được hệ thống các giá trị sống phù hợp để định hướng cho các em biết cách lựa chọn và vận dụng các giá trị vào cuộc sống thực tế. Qua đó, giúp các em tìm kiếm được các giá trị sống đích thực, không phù phiếm, không ảo tưởng,…Vì vậy giáo dục để các em nhận diện được đâu là giá trị đích thực của cuộc sống, vừa mang tính thời đại vừa phản ánh bản sắc dân tộc là điều hết sức cần thiết và vô cùng cấp bách. Giá trị sống đang thay đổi theo sự phát triển của kinh tế - xã hội, bối cảnh văn hóa và hội nhập quốc tế, sự tác động mạnh mẽ của mạng Internet. Tuy nhiên vẫn có những giá trị tồn tại vĩnh cửu, mỗi người là một cá thể riêng biệt, vì thế giá trị sống cũng mang tính cá nhân, mỗi cá nhân khác nhau sẽ chọn cho mình những giá trị khác nhau. Mỗi nước khác nhau, việc lựa chọn nội dung giáo dục giá trị có thể sẽ khác nhau.

Biện pháp này hướng đến nhằm giúp các nhà trường biết cách xác định được hệ thống các giá trị sống phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù hợp với đặc điểm kinh tế văn hoá và xã hội, phù hợp với chính đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS. Với hệ thống các giá trị sống phù hợp đó sẽ tạo điều kiện để các nhà trường THCS chủ động hơn trong công tác giáo dục các giá trị sống này cho học sinh.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Tiếp cận nghiên cứu để chuyển hoá 12 giá trị sống mà tổ chức UNESCO đã đưa ra để truyền tải cho học sinh.

Trên cơ sở tiếp cận hệ thống các giá trị sống cần được giáo dục cho học sinh trung học cơ sở dựa vào 12 Giá trị sống căn bản của cá nhân mà Chương trình Giáo dục các Giá trị Sống theo UNESCO đã đề xuất, gồm: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêu thương, Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung và Đoàn kết. Trong mỗi giá trị sống cần làm rõ mục tiêu hướng tới, nội dung giáo dục và các bài tập hướng dẫn thực hiện theo các cấp độ từ dễ đến khó. 12 giá trị sống này cần được xây dựng để cụ thể hoá thành các hoạt động phù hợp với học sinh THCS. Thông qua đó, giúp các em học sinh chủ động vận dụng các giá trị sống này vào trong hoạt động học tập và trong các mối quan hệ với người khác.

* Tiếp cận và làm rõ về các giá trị sống do các tác giả đã nghiên cứu và đề xuất.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Thái Duy Tuyên thì lại cho rằng hệ thống các giá trị sống cho mọi người cần tập trung vào các giá trị sau: Giá trị nhân văn: biểu thị sự tôn trọng và yêu thương con người, thừa nhận quyền phát triển tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Giá trị đạo đức: biểu hiện ở những chuẩn mực quy định mối quan hệ giữa con người với nhau, giữa con người với tự nhiên và với xã hội (gia đình, cộng đồng) trên tinh thần yêu thương hay thù hận, tôn trọng hay không tôn trọng. Giá trị văn hóa: những giá trị luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ trên cơ sở tiến bộ xã hội và biểu hiện ở đạo đức, sống có văn hóa và sự phát triển toàn diện của con người. Giá trị chính trị - pháp luật: Biểu hiện thái độ đối với việc giành và giữ chính quyền, thể chế nhà nước, với quyền lợi dân tộc, giai cấp, cộng đồng, quyền công dân, mối quan hệ bình đẳng, công bằng, tự do và dân chủ, niềm tin và lý tưởng. Giá trị kinh tế: hướng vào sự hoạt động của nghề nghiệp, của lao động, sản xuất, kinh doanh, các hình thức sở hữu, thu nhập và đời sống vật chất, sự giàu nghèo và hưởng thụ. [19 Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.]

* Thành lập tổ giáo dục về giá trị sống để chủ động hơn trong việc lựa nghiên cứu và xây dựng hệ thống các giá trị sống cần được giáo dục cho học sinh THCS.

Để có được hệ thống các giá trị sống cho học sinh các trường THCS thì tại các trường THCS BGH nhà trường cần phải chủ động thành lập tổ giáo dục về giá trị sống để tổ chức nghiên cứu, từ đó xây dựng được hệ thống các giá trị sống cần thiết cho học sinh. Những công việc cụ thể mà tổ giáo dục về giá trị sống cần triển khai thực hiện là:

- Nghiên cứu các tài liệu trong nước và thế giới về các nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS, trên cơ sở đó xác định cách tiếp cận khi lựa chọn hệ thống các giá trị sống.

- Khảo sát thực trạng về giá trị sống và giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS.

- Khảo sát thực trạng quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS

- Căn cứ vào đặc điểm phát triển của học sinh THCS để chủ động trong việc lựa chọn hệ thống các giá trị sống phù hợp nhất.

- Căn cứ trên điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ GV, tổng phụ trách Đội…để lựa chọn hệ thống các giá trị sống cần được giáo dục cho học sinh THCS.

* Chia hệ thống các giá trị sống cần được giáo dục cho học sinh THCS theo từng nhóm, để thuận lợi cho việc lựa chọn.

Căn cứ vào những điểm đặc thù để các nhà trường THCS có thể chia các giá trị sống theo từng nhóm, sau đó sẽ sàng lọc và lựa chọn ra các giá trị sống phù hợp với học sinh của nhà trường, cũng như phù hợp với các điều kiện hiện có của nhà trường để triển khai giáo dục sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

- Nhóm giá trị sống nhân văn: Là những giá trị sẽ giúp học sinh THCS biết sống vì người khác, hướng các em biết cách phấn đấu cho quyền phát triển tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, được yêu thương và tôn trọng. Các em biết chia sẻ, biết giúp đỡ người khác.

- Nhóm giá trị sống về đạo đức: Đây là một trong những nhóm giá trị sẽ là nền tảng tạo nên cốt cách cho mỗi con người trong tương lại. Nhóm giá trị này sẽ giúp các em biết cách thể hiện lòng yêu thương và tôn trọng con người, giúp các em hiểu được mối quan hệ của bản thân với người khác. Đây là những giá trị gần gủi với các em và là nền tảng để phát triển nhân cách cho các em trong tương lai.

- Nhóm giá trị sống về chính trị - pháp luật: Nhóm giá trị này sẽ hình thành cho mỗi học sinh THCS biết sống và tôn trong, tuân thủ các quy định của nhà trường, của địa phương và của quốc gia. Biết căn cứ vào các nội quy, quy chế để chủ động hơn trong lời nói, trong hành động, trong suy nghĩ của bản thân không trái với các định hướng của hệ thống chính trị, cũng như các quy định của pháp luật. Hệ thống các giá trị này còn giúp cho các em học sinh THCS nhận thức rõ về nhiệm vụ, quyền hạn, và trách nhiệm của bản thân.

- Nhóm giá trị sống về kinh tế: Thông qua nhóm giá trị này sẽ trang bị cho các em học sinh THCS biết trân quý các giá trị về vật chất, biết tôn trọng người lao động cũng như các sản phẩm làm ra của người khác.

- Nhóm giá trị sống đối với bản thân: Là những giá trị giúp học sinh THCS hiểu rõ về các đặc tính của lòng Trung thực, Tự trọng, Có tâm hồn trong sáng, Cởi mở, Chăm chỉ, Kín đáo, Giản dị, Biết hy sinh, Tích cực hoạt động, Tự tin, Khiêm

tốn, Thận trọng, Tiết kiệm, Trung thành, Tính kỷ luật, Kiên trì, Năng động- sáng tạo, Sống độc lập, Danh dự. Đây là các giá trị sẽ là hành trang trong cuộc sống tương lai của chính các em.

- Nhóm giá trị sống đối với người khác: Đây là hệ thống các giá trị sẽ giúp học sinh THCS biết cách sống với người khác. Biết đối nhân xử thế trong các tình huống, biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ và đồng hành cùng với người khác.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để biện pháp này có thể triển khai và đạt được kết quả cao nhất cần chú trọng các điều kiện sau:

- Phải lựa chọn được những giáo viên và tổng phụ trách Đội có kinh nghiệm và năng lực trong công tác giáo dục giá trị sống.

- Phải có những công trình nghiên cứu về hệ thống các giá trị sống.

- Dựa trên cách phân loại hệ thống các giá trị sống của nhiều tác giả.

- Phải có đầy đủ các điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ.

- Hiệu trưởng các trường THCS cần tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên và tổng phụ trách Đội trực tiếp tham gia xây dựng và lựa chọn hệ thống các giá trị sống cho học sinh.

- Cần có sự ủng hộ và hỗ trợ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường khi tham gia xây dựng và lựa chọn các giá trị sống cần giáo dục cho học sinh THCS.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w