Quản lý việc đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 41 - 42)

sống cho học sinh trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá là chức năng của quản lý. Thông qua đó, một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn cần thiết. Đó là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính chu kỳ từ người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt so với mục tiêu chuẩn mực đã đặt ra, điều chỉnh những vấn đề cần thiết và thậm chí phải điều chỉnh, sửa lại những chuẩn mực cần thiết.

Quản lý việc đổi mới kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh là quá trình người hiệu trưởng xem xét lại toàn bộ những chỉ đạo của mình đạt hiệu quả hay không đạt hiệu quả, chỉ ra thực trạng, mặt mạnh, mặt yếu, tồn tại và nguyên nhân để từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp và phát huy hiệu quả cho công tác giáo dục giá trị sống tại các trường THCS. Các công việc cụ thể cho quản lý đổi mới kiểm tra và đánh giá công tác giáo dục giá trị sống mà mỗi người quản lý cần tập trung là: Lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá; Lựa chọn thời gian và địa điểm kiểm tra, đánh giá; Lựa chọn nội dung; Lựa chọn phương tiện; Lựa chọn chủ thể; Lựa chọn đối tượng kiểm tra, đánh giá về công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS. Đặc biệt cần phải bồi dưỡng cho học sinh THCS biết cách tự đánh giá công tác giáo dục giá trị sống của chính bản thân mình.

Quá trình kiểm tra, đánh giá là tiến trình điều chỉnh và tự điều chỉnh liên tục và thường diễn ra theo trình tự sau:

- Thiết lập các tiêu chuẩn của công việc.

- Đo lường mức độ hoàn thành công việc so với các tiêu chuẩn đề ra.

- Tiến hành điều chỉnh sự lệch chuẩn.

- Tiến hành điều chỉnh các tiêu chuẩn nếu cần thiết (có thể có những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể không còn phù hợp phải thay đổi).

Thông qua việc đổi mới kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống sẽ cho người quản lý có được cách nhìn bao quát về công tác giáo dục giá trị sống đang được thực hiện ở nhà trường THCS như thế nào? Có những yếu tố nào ảnh hưởng, mức độ hiệu quả ra sao…đặc biệt công tác này có bị chệch mục tiêu không? Hệ thống các giá trị sống cần giáo dục cho học sinh đã phù hợp chưa? Đội ngũ các lực lượng tham gia đã đạt yêu cầu chưa? Phương pháp và hình thức, cũng như các điều kiện hỗ trợ đã đáp ứng được điều kiện thực tế của nhà trường không…Chính vì

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 41 - 42)