Địa bàn và đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 72 - 75)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

2.2.2. Địa bàn và đối tượng khảo sát

2.2.2.1. Địa bàn khảo sát

Nước ta chưa có quy định về khối các trường đại học, cao đẳng. Hiện nay, mới chỉ có Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, danh sách các trường đại học đại diện được khảo sát trong nghiên cứu này gồm 14 trường, được chúng tôi lựa chọn sử dụng theo danh mục cấp II của Quyết định trên là: Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, X. Đại học – Mã số 52 và phân thành ba nhóm gồm:

(i) Nhóm 1: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (5214): 1) ĐHSP Thể dục Thể thao Hà Nội; 2) ĐHSP Hà Nội: 3) ĐHSP Nghệ thuật Trung ương.

(ii) Nhóm 2: Nhân văn (5222) và Khoa học xã hội và hành vi (5231): 1) Đại học Văn hóa; 2) Đại học Lao động – Xã hội); 3) Đại học Công đoàn; 4) Đại học Kinh tế quốc dân; 5) Đại học Hà Nội; 6) Đại học Y Hà Nội.

(iii) Nhóm 3: Công nghệ kỹ thuật (5251): 1) Đại học Mỹ thuật Công nghiệp; 2) Đại học Công nghiệp Việt – Hung; 3) Đại học Thủy lợi; 4) Đại học Giao thông Vận tải; 5) Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.

2.2.2.2. Đối tượng khảo sát

Bảng 2.2. Sốlượngđốitượngkhảo sát TT Nhóm trường BGH Trưởng/ Phó phòng Trưởng/ Phó khoa Trưởng/ Phó bộ môn Giảng viên Nhân viên Tổng số 1. Nhóm 1 9 17 10 4 20 15 69 2. Nhóm 2 18 14 11 12 65 21 126 3. Nhóm 3 15 17 11 6 68 16 121 ∑ 42 48 32 22 159 28 331

Biểuđồ 2.1. Cơcấutỷlệ nhóm đốitượngkhảo sát

Đối tượng khảo sát được chúng tôi lựa chọn bao gồm: Ban giám hiệu (hiệu trưởng và các hiệu phó), trưởng/phó phòng ban (đặc biệt chú trọng đến các phòng ban chủ chốt như phòng đào tạo, phòng quản lý khoa học, phòng đào tạo sau đại học,...), trưởng/phó khoa, trưởng/phó bộ môn, giảng viên, nhân viên của nhà trường.

Như vậy, nhóm đối tượng khảo sát nhiều nhất là giảng viên (159 người, chiếm tỷ lệ 48.04%), tiếp theo là nhóm CBQL (gồm trưởng/phó phòng, trưởng/phó khoa và trưởng/phó bộ môn) (102 người, chiếm tỷ lệ 30.82%), nhóm BGH (42 người, chiếm 12.69%) và cuối cùng là nhóm nhân viên (làm việc tại các phòng ban) (28 người, chiếm tỷ lệ 8.46%). Cơ cấu tỷ lệ này nhằm đảm bảo cho việc đánh giá mang tính khách quan giữa các đối tượng khảo sát về các nội dung nghiên cứu.

Biểuđồ 2.2. Thâm niên công tác trong ngành giáo dụccủa đốitượngkhảo sát

Kết quả biểu đồ trên cho thấy, 50% hiệu trưởng/hiệu phó có thâm niên công tác trong ngành giáo dục trên 10 năm và 50% tương ứng là trên 20 năm. Đối tượng có thâm niên 5-20 năm nhiều nhất là trường phó Khoa (65.63%), giảng viên (38.13%), chuyên viên (34.76%) và tiếp theo là trưởng phó phòng ban (31.25%) và trưởng phó bộ môn (18.18%).

Số lượng và tỷ lệ đồng đều hơn cả về thâm niên công tác trong ngành giáo dục đó là từ 10-20 năm. Nổi trội trong các nhóm này là trưởng phó phòng ban (52.08%), BGH (50%), trưởng phó khoa (34.38%), trưởng phó bộ môn (31.82%) và tương tự là chuyên viên (31.72%) và giảng viên (26.25%).

Không có số lượng và tỷ lệ % nào của BGH, phó trưởng khoa, trưởng phó bộ môn có thâm niên dưới 5 năm. Tuy nhiên, có một số lượng và tỷ lệ nhỏ thuộc diện thâm niên này: trưởng khó phòng ban (2.08%) và giảng viên (21.88%). Đồng thời, một số lượng tương ứng với tỷ lệ khá lớn đội ngũ có thâm niên công tác là trên 20 năm, cụ thể: BGH và trưởng phó bộ môn (50.0%). Điều này cho thấy, đặc trưng của tổ chức nhà trường đại học khi mà nhiệm vu trọng tâm của nhà trường là đào tạo và nghiên cứu khoa học, đòi hỏi một đội ngũ không chỉ đáp ứng yêu cầu về trình độ mà còn về thâm niên công tác trong ngành giáo dục.

Như vậy, cơ cấu thâm niên công tác tại các trường đại học trong nghiên cứu này như vậy là khá trọng tâm với đối tượng chủ yếu là trưởng phó khoa, trưởng phó bộ môn và đội ngũ trưởng phó phòng ban và chuyên viên.

Biểuđồ 2.3. Cơcấu trình độđàotạocủađốitượngkhảo sát

Chiếm số lượng với tỷ lệ tương ứng cao nhất đó là nhóm có trình độ tiến sĩ, tập trung ở đội ngũ giảng viên (78.75%), nhóm chuyên viên (39.68%). Điều đáng thừa nhận ở kết quả thu được này, đó là đội ngũ PGS và GS, đặc biệt là ở nhóm BGH (tương ứng là 66.67% và 16.67%) và nhóm trưởng phó khoa (65.63%), trưởng phó bộ môn (22.73%), một số ít giảng viên cũng đã đạt tiêu chuẩn PGS (9.38).

Bên cạnh đó, có thể nhận thấy, chỉ có nhóm chuyên viên còn một tỷ lệ khá lớn ở trình độ cử nhân (53.97%) và không có trường hợp nào ở các nhóm còn lại có trình độ cử nhân trong nghiên cứu này.

Như vậy, với đặc trưng của trường đại học là cơ sở đào tạo, nghiên cứu, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, trình độ đối ngũ đạt chuẩn đào tạo, một số có học vị, học hàm cao đảm bảo cho thực hiện các hoạt động trọng tâm của nhà trường đạt hiệu quả. Điều này cũng cho thấy, việc tiếp nhận và bố trí nhân sự là phù hợp theo vị trí công việc đảm nhận của đội ngũ tại các trường đại học thuộc địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 72 - 75)