Công cụ, phương pháp và tiến trình thử nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 143 - 144)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

15. Tự trau dồi, hoàn thiện nhân cách hiệu trưởng trường đại học

3.5.3. Công cụ, phương pháp và tiến trình thử nghiệm

a) Công cụthửnghiệm

Thứ nhất, khung năng lực đã sử dụng cho nghiên cứu đánh giá thực trạng hiệu trưởng trường đại học với 6 tiêu chuẩn, 41 tiêu chí. Mặc dù bộ chuẩn này chưa chính thức được kiểm định song qua sử dụng nghiên cứu khảo sát, bước đầu đã cho thấy tính hiệu quả của bộ công cụ này trong xác định thực trạng năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường đại học tại địa bàn nghiên cứu.

Thứ hai, sử dụng các loại mẫu phiếu đánh giá đã xây dựng, áp dụng cho

6 tiêu chuẩn với 41 tiêu chí của khung năng lực đánh giá thực trạng để tiến hành thử nghiệm cho nội dung giải pháp 5, bao gồm:

(i) Phiếu tự đánh giá của hiệu trưởng trường đại học.

(ii) Phiếu đánh giá hiệu trưởng trường đại học của đội ngũ trường đại học nơi hiệu trưởng công tác.

(iii) Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu trưởng trường đại học của đội ngũ trường đại học nơi hiệu trưởng công tác.

b) Phương pháp và tiến trình thửnghiệm

Phương pháp thử nghiệm được tuân theo toàn bộ nội dung đã được trình bày tại mục 3.3.5. Thực hiện đánh giá hiệu trưởng trường đại học theo chuẩn, c) Cách thức thực hiện, gồm: Phương pháp đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường đại học và lực lượng và quy trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng.

Tiến trình thử nghiệm theo các bước sau:

(i) Thống nhất quan điểm với Hiệu trưởng, CBQL, giảng viên, nhân viên về mục đích của thử nghiệm giải pháp.

(ii) Hướng dẫn sử dụng các mẫu phiếu để đánh giá bằng cách cho điểm số đối với các tiêu chí và tiêu chuẩn theo phần Hướng dẫn cho điểm ở phần đầu mỗi phiếu.

(iii) Hướng dẫn viết đánh giá chung/nhận xét chung của người đánh giá sau khi đánh giá cho điểm theo nội dung từng phần ở cuối mỗi phiếu.

(iv) Thu thập phiếu đánh giá, tổng hợp số liệu và ý kiến đánh giá/nhận xét của các đối tượng tham gia đánh giá.

(v) Đánh giá xếp loại và đánh giá chung với tư cách của người nghiên cứu là thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)