Nghiên cứu xây dựng định hướng khung năng lực hiệu trưởng trường đại học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 112 - 115)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

3.3.1. Nghiên cứu xây dựng định hướng khung năng lực hiệu trưởng trường đại học

lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên không được duy ý chí, áp đặt, xa rời thực tiễn, luôn cần coi “thực tiễn là thước đo chân lý”.

3.3. Các giải pháp đề xuất

3.3.1. Nghiên cứu xây dựng định hướng khung năng lực hiệu trưởng trường đại học trường đại học

a) Mục đích, ý nghĩa

Xây dựng định hướng khung năng lực hiệu trưởng trường đại học nhằm đưa ra các định hướng để làm cơ sở cho việc xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí của vị trí chức danh nghề nghiệp của hiệu trưởng trường đại học, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá và thực hiện chính sách tôn vinh nghề nghiệp và tạo động lực cho sự tự phát triển của đội ngũ hiệu trưởng trường đại học đáp ứng yêu cầu phát triển GDĐH trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục đất nước trong xu hướng hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu xây dựng định hướng khung năng lực hiệu trưởng trường đại học có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong công tác phát triển đội ngũ này đáp ứng yêu cầu phát triển GDĐH nước ta hiện nay:

- Định hướng khung năng lực làm cơ sở cho việc xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí vị trí nghề nghiệp hiệu trưởng trường đại học.

- Trên cơ sở định hướng này, xây dựng khung năng lực với các tiêu chuẩn, tiêu chí hiệu trưởng trường đại học giúp cho việc quy hoạch đúng người, đúng việc, tuân thủ đúng quy trình, thủ tục, tránh được các hiện tượng như “quy hoạch chui” hay đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm những người “không thuộc diện quy hoạch”, hoàn toàn theo ý muốn chủ quan của lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên.

- Khung năng lực sẽ là cơ sở cho đánh giá hiệu trưởng trường đại học của cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên, đội ngũ cán bộ, giảng viên nhân viên của trường đại học và của chính bản thân hiệu trưởng. Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng giúp hiệu trưởng trường đại học có kế hoạch hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo nhà trường, đáp ứng tốt vị trí nghề nghiệp được giao.

- Hoàn thiện xây dựng khung năng lực với các tiêu chuẩn, tiêu chí vị trí chức danh nghề nghiệp hiệu trưởng trường đại học giúp cho không chỉ tìm được “đúng người, đúng việc, đúng phẩm chất và năng lực” cho vị trí chức danh nghề nghiệp này mà còn đưa ra định hướng phát triển cho đội ngũ CBQL cấp dưới, đội ngũ tạo nguồn và quá trình sàng lọc diễn ra một cách công bằng,

minh bạch, tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên và niềm tin của toàn xã hội.

- Định hướng khung năng lực với các tiêu chuẩn, tiêu chí hiệu trưởng trường đại học làm thay đổi quan niệm hay tư duy về vị trí hiệu trưởng, đây được coi là vị trí chức danh nghề nghiệp, một công việc được đặt ra theo yêu cầu phát triển của xã hội với các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể mà mỗi hiệu trưởng cần phải đáp ứng được, trên cơ sở đó hiệu trưởng được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trogn quá trình thực thi công việc.

b) Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng cùng với tham chiếu các văn bản pháp quy của Việt Nam, chúng tôi đưa ra định hướng xây dựng khung năng lực của đội ngũ hiệu trưởng trường đại học ở nước ta như sau:

Các tiêu chuẩn tập trung vào những lĩnh vực cốt lõi sau: i) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; ii) Năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và nghiên cứu khoa học; iii) Năng lực quản lý, lãnh đạo; iv) Năng lực quan hệ xã hội, quan hệ công chúng; v) Năng lực phát triển hợp tác quốc tế và hội nhập; vi) Năng lực phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân. Mỗi tiêu chuẩn này sẽ gồm các tiêu chí cụ thể, tổng hợp các tiêu chí cụ thể sẽ xác định được tiêu chuẩn và tổng hợp các tiêu chuẩn sẽ giúp cho việc xác định năng lực chung của hiệu trưởng trường đại học.

c) Cách thức thựchiện

Nghiên cứu xây dựng định hướng khung năng lực hiệu trưởng cần được tiến hành theo các bước sau đây:

- Tiến hành nghiên cứu cơ sở khoa học, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan, văn bản pháp quy tương đồng đối với phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng. Đặc biệt, cần dựa vào điều 20 của Luật số 08/2012QH13 về Luật Giáo dục đại học quy định Tiêu chuẩn hiệu trưởng:

“a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm;

b) Có trình độ tiến sĩ đối với hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, đại học; có trình độ thạc sĩ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng;

c) Có sức khoẻ tốt. Độ tuổi khi bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập bảo đảm để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng”.

- Đồng thời, trên cơ sở đó, nghiên cứu đánh giá thực trạng nhận thức, ý kiến đề xuất của các bên liên quan về định hướng khung năng lực về phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng trường đại học (lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên, Bộ chủ quản, thành ủy/tỉnh ủy, CBQL, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên,... của trường đại học, đại diện các tổ chức xã hội, hiệp hội, các tổ chức doanh nghiệp,...). Điều kiện cho phép, nên có các chuyến thăm học tập kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt là đối với các nước có nền giáo dục tương đồng và một số kinh nghiệm các nước có nền GDĐH tiên tiến.

- Xây dựng khung năng lực hiệu trưởng trường đại học bao gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí, mức độ của từng tiêu chuẩn, các tiêu chí và bản mô tả nội dung của các phẩm chất và năng lực của hiệu trưởng trường đại học. Những kiến giải cả về lý luận và về thực tiễn cho định hướng xây dựng và khung năng lực với các tiêu chuẩn, tiêu chí được đề xuất này.

- Tổ chức các hội thảo xin ý kiến của chuyên gia, các nhà quản lý các cấp, lãnh đạo của các bộ ngành liên quan, hiệu trưởng, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên trường đại học, đại diện các tổ chức xã hội, hiệp hội, các tổ chức doanh nghiệp,... Chỉnh sửa Khung năng lực trên cơ sở ý kiến đóng góp của các thành viên qua các lần tổ chức hội thảo.

- Xin ý kiến rộng rãi của toàn xã hội thông qua đưa lên các trang mạng đối với Khung năng lực sau khi đã được chỉnh sửa qua ý kiến của các bên liên quan sau các hội thảo.

- Khung năng lực hiệu trưởng trường đại học cần được thực hiện thí điểm trong thực tiễn trước khi ban hành chính thức.

- Chỉnh sửa và trình lãnh đạo, cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành.

d) Điềukiệnthực hiện

- Có sự thống nhất cao về quan điểm, nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết, tất yếu của nghiên cứu xây dựng định hướng và các tiêu chuẩn, tiêu chí của Khung năng lực hiệu trưởng trường đại học đối với phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và xu hướng hội nhập quốc tế.

- Phù hợp với định hướng phát triển chung GDĐH của các nước trong khu vực, trên thế giới và của Việt Nam, đồng thời, phù hợp với hệ thống văn bản pháp quy hiện hành của nước ta đối với phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, GDĐH nói riêng.

- Có nguồn lực đáng kể về chuyên gia trong lĩnh vực, lãnh đạo, các nhà quản lý thuộc GDĐH, các nhà hoạch định chính sách, tư pháp, pháp chế của ngành giáo dục và các bộ ngành có liên quan khác. Đồng thời, có sự cam kết và trách nhiệm tham gia của tất cả các thành phần này cùng với sự đảm bảo về nguồn lực tài chính.

- Đạt được sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là sự đồng thuận của đội ngũ CBQL, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên của trường đại học đối với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Khung năng lực hiệu trưởng trường đại học.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 112 - 115)