Đào tạo, bồi dưỡng Hiệu trưởng trường đại học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 96 - 100)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

2.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng Hiệu trưởng trường đại học

Nội dung này gồm hai nội dung cơ bản với tổng số 12 nội dung cụ thể: Nội dung 1 gồm 04 nội dung cụthể: (i) Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Hiệu trưởng; (ii) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; (iii) Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng; (iv) Kiểm tra, đánh giá hiệu quả, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Nội dung 2 gồm 08 nội dung cụ thể: (i) Bồi dưỡng về lý luận chính trị, thời sự, pháp luật; (ii) Bồi dưỡng kiến thức đổi mới giáo dục đại học; (iii) Bồi dưỡng phát triển chương trình giáo dục đại học; (iv) Bồi dưỡng các kỹ năng

quản lý, lãnh đạo trường đại học; (v) Bồi dưỡng phát triển năng lực hội nhập quốc tế; (vi) Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ; (vii) Bồi dưỡng ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý nhà trường đại học; (viii) Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, lãnh đạo trường đại học ở nước ngoài.

2.4.3.1. Thực hiện khảo sát nhu cầu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của Hiệu trưởngtrườngđạihọc

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ là yêu cầu có tính chất chiến lược không chỉ của một tổ chức mà còn mang ý nghĩa tầm quốc gia, đặc biệt là đối với đội ngũ hiệu trưởng trường đại học.

Đào tạo nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn thuộc một lĩnh vực. Đào tạo lại (hay tái đào tạo) là hoạt động trang bị lại, trang bị mới các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn cho đội ngũ khi có những thay đổi căn bản trong sứ mạng nhà trường, khi những kiến thức và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, chuyên môn đã được trang bị trước đây không đủ để đáp ứng với yêu cầu công việc mới.

Bồi dưỡng là hoạt động nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ khi mà những kiến thức, kỹ năng được đào tạo trước đây không đủ để thực hiện có hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong nhà trường.

Nước ta chưa có loại hình đào tạo hiệu trưởng mà chỉ thông qua quá trình đào tạo lại hoặc bồi dưỡng đối với hiệu trưởng và đội ngũ kế cận hiệu trưởng.

Số liệu thu được ở nội dung này thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.11a. Thực hiệnkhảo sát nhu cầu và tổ chứcđào tạo,bồidưỡngcủa hiệu trưởngtrườngđạihọc

Mứcđộ Tốt Bình thường Chưatốt TT Nội dung SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) n XTB Thứ bậc 1 Nội dung 1 232 70.09 78 23.56 21 6.34 873 2.64 1 2 Nội dung 2 115 34.74 122 36.86 94 28.40 683 2.06 2 3 Nội dung 3 113 34.14 93 28.10 125 37.76 650 1.96 3 4 Nội dung 4 64 19.34 124 37.46 143 43.20 583 1.76 4 XTBC 2.11

Nội dung khảo sát được đánh giá thứ bậc 1 đến thứ bậc 4 theo trình tự từ nội dung (i) Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Hiệu trưởng; (ii) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; (iii) Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng; (iv) Kiểm tra, đánh giá hiệuquả, chấtlượng đàotạo,bồi dưỡng, tương ứng với các XTB lần lượt là 2.64, 2.06, 1.96 và 1.76. Như vậy, chỉ có nội dung 1 là được đánh giá tương đối cao với số lượng ý kiến là 21 (chiếm 6.34%) đánh giá chưa tốt là thấp. Điều này cho thấy, đã có sự quan tâm nhất định đến công tác lập kế hoạch, bồi dưỡng hiệu trưởng để đảm đương được trách nhiệm, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được tốt hơn.

Đặc biệt, nội dung 3 và nội dung 4, số lượng ý kiến đánh giá ở mức độ chưa tốt là khá cao, tương ứng là 125 ý kiến (chiếm 37.76%) và 143 ý kiến (chiếm 43.20%). Điều này cho thấy, công tác chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng, đến nay, chưa chính thức có một chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường đại học. Đồng thời, công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng sau đào tạo, bồi dưỡng cũng chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

2.4.3.2. Vềchỉđạo xây dựngnội dung chương trình bồidưỡng

Số liệu thu được ở nội dung này thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.11b. Vềchỉđạo xây dựngnội dung chương trình bồidưỡng

Mứcđộ Tốt Bình thường Chưatốt TT Nội dung SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) n XTB Thứ bậc 1 Nội dung 1 240 72.51 80 24.17 11 3.32 891 2.69 1 2 Nội dung 2 115 34.74 122 36.86 94 28.40 683 2.06 3 3 Nội dung 3 223 67.37 93 28.10 15 4.53 870 2.63 2 4 Nội dung 4 64 19.34 124 37.46 143 43.20 583 1.76 4 5 Nội dung 5 41 12.39 122 36.86 168 50.76 535 1.62 8 6 Nội dung 6 55 16.62 119 35.95 157 47.43 560 1.69 5 7 Nội dung 7 51 15.41 108 32.63 172 51.96 541 1.63 7 8 Nội dung 8 43 12.99 132 39.88 156 47.13 549 1.66 6 XTBC 1.97

Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy, nội dung chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng không được đánh giá cao với XTBC=1.97, thể hiện ở tất cả các XTB ở các nội dung cụ thể là thấp, dao động từ 1.63 đến 2.69, có tới 5/8 nội dung nghiên cứu có XTB chỉ đạt từ 1.66 đến 1.76.

Các nội dung được đánh giá với XTB>2.0 là nội dung (i) Bồi dưỡng về lý luận chính trị, thời sự, pháp luật; (iii) Bồi dưỡng phát triển chương trình giáo dục đại học; (ii) Bồi dưỡng kiến thức đổi mới giáo dục đại học, tương ứng XTB lần lượt là 2.69, 2.63 và 2.06. Kết quả này cho thấy, xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào lý luận chính trị, thời sự, pháp luật, vấn đề trọng tâm của nhà trường là phát triển chương trình giáo dục và các kiến thức về đổi mới giáo dục đại học. Phỏng vấn, chúng tôi được biết, những nội dung này chủ yếu là nằm trong chương trình đào tạo chính trị cao cấp dành cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ kế cận của các trường chính trị. Khi đảm đương vị trí hiệu trưởng, đây là chương trình bồi dưỡng mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, nội dung 2 mặc dù với XTB là 2.63 là khá cao nhưng vẫn có 94 ý kiến (chiếm 28.40%) cho rằng chưa thực hiện tốt nội dung này.

Khi mà quá trình hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng, vai trò của trường đại học không chỉ gói gọn trong một quốc gia thì vấn đề năng lực hội nhập quốc tế cũng như khả năng sử dụng công nghệ hiện đại là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thu được ở nội dung (v) Bồi dưỡng phát triển năng lực hội nhập quốc tế và nội dung (vii) Bồi dưỡng ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý nhà trường đại học lại được đánh giá thấp nhất với XTB lần lượt là 1.62 và 1.63, với số lượng ý kiến đánh giá là chưa tốt tương ứng là 168 ý kiến (chiếm 50.76%) và 172 ý kiến (chiếm 51.96%). Rõ ràng, kết quả này cho thấy, hai nội dung này chưa được quan tâm, chú trọng để xây dựng trong chương trình bồi dưỡng.

Các nội dung khác được đánh giá thấp là nội dung (viii) Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, lãnh đạo trường đại học ở nước ngoài; (vi) Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ; (iv) Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý, lãnh đạo trường đại học, tương ứng với XTB lần lượt là 1.66, 1.69 và 1.76, tỷ lệ đánh giá thực hiện chưa tốt cũng khá cao, tương ứng là 47.13%, 47.43% và 43.20%. Phỏng vấn, chúng tôi được biết, những nội dung này là rất hiếm hoi và hiện không có chương trình bồi dưỡng nào dành riêng cho hiệu trưởng đại học về các nội dung này ở nước ta. Hiệu trưởng các trường đại học chủ yếu là phải tự học, tự rèn luyện các phẩm chất, kiến thức và kỹ năng lãnh đạo nhà trường thông qua thực tiễn công việc của mình.

Như vậy, nếu có thể so sánh với đào tạo, đội ngũ hiệu trưởng các trường

phổ thông thì trong hơn 10 năm qua, hàng chục ngàn hiệu trưởng các trường phổ thông trong toàn quốc đã được bồi dưỡng về quản lý, lãnh đạo nhà trường, cả các khóa đào tạo trong và ngoài nước với một chương trình được xây dựng bài bản, tài liệu được biên soạn đầy đủ và một đội ngũ giảng viên được chuẩn bị rất cẩn thận để đảm đương nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng phổ

thông. Có thể nhận thấy, toàn bộ các nội dung này chưa được thực hiện ở bậc

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)