Nội dung, bộ công cụ khảo sát và tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 75 - 79)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

2.2.3. Nội dung, bộ công cụ khảo sát và tiêu chí đánh giá

Nội dung khảo sát thực trạng được thể hiện ở hai bộ công cụ khảo sát (Phụ lục 1 và phụ lục 3), được mô tả cụ thể như dưới đây:

2.2.3.1. Nội dung và bộ công cụ khảo sát nghiên cứu khảo sát thực trạng độingũhiệu trưởngtrườngđạihọc trên địa bàn thành phố Hà Nội

a) Nội dung và bộ công cụ:

Thực hiện nội dung này, chúng tôi đã tiến hành xây dựng các nội dung nghiên cứu khảo sát đánh giá về mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệu trưởng trường đại học gồm 06 tiêu chuẩn với 41 tiêu chí (Phụ lục 1), cụ thể:

(i). Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gồm 06 tiêu chí.

(ii). Năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và nghiên cứu khoa học, gồm 06 tiêu chí.

(iii). Năng lực quản lý/lãnh đạo, gồm 15 tiêu chí.

(iv). Năng lực quan hệ xã hội, quan hệ công chúng, gồm 05 tiêu chí. (v). Năng lực phát triển hợp tác quốc tế và hội nhập, gồm 05 tiêu chí. (vi). Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân, gồm 04 tiêu chí.

Để có thông tin sâu sắc, cụ thể hơn trong nội dung của Phiếu trưng cầu ý kiến này, chúng tôi đã thiết kế Phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý/ lãnh đạo, giảng viên, nhân viên của trường đại học đánh giá về mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệu trưởng trường đại học gồm 09 câu hỏi (Phụ lục 2).

b) Tiêu chí đánh giá bộ công cụ:

Tất cả các tiêu chuẩn và tiêu chí của bộ công cụ được chúng tôi đánh giá ở ba mức độ: Tốt – Bình thường – Chưa tốt.

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất chính trị,đạođức, lốisống

- Mức độ tốt được đánh giá qua các biểu hiện: luôn luôn là tấm gương chuẩn mực ở mọi lúc, mọi nơi; không có biểu hiện vi phạm nào.

- Mức độ bình thường được đánh giá qua các biểu hiện: thường xuyên chuẩn mực ở mọi lúc, mọi nơi; không có biểu hiện vi phạm nào.

- Mức độ chưa tốt được đánh giá qua các biểu hiện: thường xuyên là tấm gương chuẩn mực ở mọi lúc, mọi nơi; có biểu hiện vi phạm ở mức độ hiếm khi (dù chỉ một lần) trở lên.

Tiêu chuẩn 2. Năng lực chuyên môn, năng lực phạm và nghiên cứu khoa học

- Mức độ tốt được đánh giá qua các biểu hiện: Được công nhận bằng các loại văn bằng, giấy chứng nhận phù hợp với vị trí đảm nhiệm; luôn có sự thừa

nhận đánh giá cao của cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường; luôn có sự thừa nhận trong giới cộng đồng học thuật.

- Mức độ bình thường được đánh giá qua các biểu hiện: Được công nhận bằng các loại văn bằng, giấy chứng nhận phù hợp với vị trí đảm nhiệm; có sự thừa nhận đánh giá cao của cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường; có sự thừa nhận trong giới cộng đồng học thuật.

- Mức độ chưa tốt được đánh giá qua các biểu hiện: Được công nhận bằng các loại văn bằng, giấy chứng nhận phù hợp với vị trí đảm nhiệm; có sự thừa nhận đánh giá cao của một số cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường; có sự thừa nhận của một số nhà khoa học trong giới cộng đồng học thuật.

Tiêu chuẩn 3. Năng lựcquản lý, lãnh đạo

- Mức độ tốt được đánh giá qua các biểu hiện: luôn luôn kiên định và duy trì đạt mục tiêu, tầm nhìn; luôn luôn thực hiện tốt các chức năng quản lý; xây dựng được các giá trị văn hóa cốt lõi của nhà trường.

- Mức độ bình thường được đánh giá qua các biểu hiện: thường xuyên kiên định và duy trì đạt mục tiêu, tầm nhìn; thường xuyên thực hiện tốt các chức năng quản lý; xây dựng được các giá trị văn hóa cốt lõi của nhà trường.

- Mức độ chưa tốt được đánh giá qua các biểu hiện: đơn thuần thực hiện các chức năng quản lý; thực hiện các chính sách nội bộ của nhà trường.

Tiêu chuẩn 4. Năng lực quan hệ xã hội, quan hệ công chúng

- Mức độ tốt được đánh giá qua các biểu hiện: luôn luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường; luôn luôn duy trì sự cân bằng giữa các mối quan hệ; luôn luôn đạt được sự ưu tiên trong các mối quan hệ để mang lại lợi ích cao nhất cho nhà trường.

- Mức độ bình thường được đánh giá qua các biểu hiện: biết thiết lập và phát triển các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường; biết duy trì sự cân bằng giữa các mối quan hệ; biết đạt được sự ưu tiên trong các mối quan hệ để mang lại lợi ích cao nhất cho nhà trường.

- Mức độ chưa tốt được đánh giá qua các biểu hiện: biết thiết lập và phát triển các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường; đôi khi không duy trì được sự cân bằng giữa các mối quan hệ; chưa đạt được sự ưu tiên trong các mối quan hệ để mang lại lợi ích cao nhất cho nhà trường.

Tiêu chuẩn 5. Năng lực phát triểnhợp tác quốctế và hộinhập

- Mức độ tốt được đánh giá qua các biểu hiện: luôn luôn thực hiện tốt khả năng và thể hiện vai trò hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực phát triển nhà

trường; hiệu quả hợp tác quốc tế được thừa nhận ở hầu hết các đơn vị trong trường.

- Mức độ bình thường được đánh giá qua các biểu hiện: thực hiện khả năng và thể hiện vai trò hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực phát triển nhà trường; hiệu quả hợp tác quốc tế được thừa nhận ở một số đơn vị trong trường

- Mức độ chưa tốt được đánh giá qua các biểu hiện: thực hiện vai trò hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực phát triển nhà trường; hiệu quả hợp tác quốc tế hạn chế ở các đơn vị trong trường.

Tiêu chuẩn 6. Năng lực phát triểnnghề nghiệp, phát triểnbản thân

- Mức độ tốt được đánh giá qua các biểu hiện: luôn luôn là tấm gương phát triển nhân cách; luôn luôn chú trọng đến phát triển trình độ chuyên môn của bản thân; luôn luôn trau dồi nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo.

- Mức độ bình thường được đánh giá qua các biểu hiện: thường xuyên là tấm gương phát triển nhân cách; chú trọng đến phát triển trình độ chuyên môn của bản thân; trau dồi nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo.

- Mức độ chưa tốt được đánh giá qua các biểu hiện: thường xuyên là tấm gương phát triển nhân cách; ít chú trọng đến phát triển trình độ chuyên môn của bản thân; trau dồi nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo.

2.2.3.2. Nội dung và bộ công cụ khảo sát nghiên cứu khảo sát thực trạng phát triểnđộingũhiệutrưởngtrườngđạihọc trên địa bàn thành phố Hà Nội

a) Nội dung và bộ công cụ:

Thực hiện nội dung này, chúng tôi đã tiến hành xây dựng các nội dung nghiên cứu khảo sát đánh giá về thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm 05 tiêu chuẩn với 36 tiêu chí (Phụ lục 3), cụ thể như sau:

(i). Quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng, gồm 07 nội dung cụ thể. (ii). Bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học, gồm 06 nội dung cụ thể.

(iii). Đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường đại học, gồm 12 nội dung cụ thể (Nội dung 3a và nội dung 3b).

(iv). Cơ chế, chính sách, tạo động lực làm việc đối với hiệu trưởng trường đại học, gồm 05 nội dung cụ thể.

(v). Thực hiện đánh giá hiệu trưởng trường đại học, gồm 06 nội dung cụ thể.

Để có thông tin sâu sắc, cụ thể hơn trong nội dung của Phiếu trưng cầu ý kiến này, chúng tôi đã thiết kế Phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý, lãnh đạo, giảng viên, nhân viên của trường đại học đánh giá về công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học của các cơ quan quản lý cấp trên gồm 07 câu hỏi (Phụ lục 4).

b) Tiêu chí đánh giá bộ công cụ:

Tất cả các nội dung và nội dung cụ thể của bộ công cụ được chúng tôi đánh giá ở ba mức độ: Tốt – Bình thường – Chưa tốt.

 Mức độ tốt được đánh giá qua các biểu hiện: Luôn luôn thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục; đúng thời gian, thời điểm; điều chỉnh hợp lý; duy trì được niềm tin.

 Mức độ bình thường: Thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục; đúng thời gian, thời điểm; điều chỉnh hợp lý; duy trì được niềm tin.

 Mức độ chưa tốt: Thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục; đôi khi chưa đúng thời gian, thời điểm; chưa có sự điều chỉnh hợp lý; đôi khi thiếu niềm tin.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 75 - 79)