Thực hiện đánh giá hiệu trưởng trường đại học theo chuẩn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 127 - 134)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

15. Tự trau dồi, hoàn thiện nhân cách hiệu trưởng trường đại học

3.3.5. Thực hiện đánh giá hiệu trưởng trường đại học theo chuẩn

a) Mục đích, ý nghĩa

Đánh giá hiệu trưởng trường đại học theo chuẩn nhằm giúp cho lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên xác định được mức độ đáp ứng vị trí nghề nghiệp của hiệu trưởng, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm tiếp theo. Đồng thời, đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên của nhà trường có được thông tin khách quan, minh bạch về người đứng đầu của trường mình. Hiệu trưởng có được sự tự nhìn nhận lại bản thân thông qua thông tin, kết quả đánh giá của chính bản thân mình cũng như của tập thể, cá nhân đánh giá về mình để từ đó có định hướng hoàn thiện tiếp theo của bản thân.

Đánh giá hiệu trưởng trường đại học không chỉ mang ý nghĩa tích cực của việc giúp cho bản thân hiệu trưởng ngày càng được hoàn thiện hơn, đáp ứng ngày càng có chất lượng, hiệu quả công việc của vị trí hơn, mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cả một trường đại học. Đánh giá hiệu trưởng đương nhiệm còn giúp cho xây dựng quy hoạch giai đoạn tiếp theo của trường đại học, lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên.

b) Nội dung

Đánh giá xếp loại hiệu trưởng trường đại học theo chuẩn, tức là cần phải dựa vào chuẩn (bao gồm tiêu chuẩn và tiêu chí) được xây dựng dựa trên khung năng lực của yêu cầu vị trí nghề nghiệp chức danh hiệu trưởng trường đại học.

Đánh giá cần thực hiện được các yêu cầu đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác, đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của mỗi trường đại học, tại địa phương. Đồng thời, đánh giá hiệu trưởng trường đại học phải căn cứ vào kết quả được minh chứng phù hợp với tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn.

c) Cách thức thựchiện

Đánh giá hiệu trưởng trường đại học thực hiện theo các cách thức sau:

(i) Đánh giá hiệu trưởng trường đại học theo chuẩn của lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên:

Sử dụng phiếu đánh giá của thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp đánh giá hiệu trưởng, bao gồm các nội dung chính sau:

Họ và tên hiệu trưởng: ... Trường:...

Bảng 3.2. Phiếu đánh giá của thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp đánh giá hiệutrưởng

Tiêu chuẩn

Hiệutrưởngtựđánh giá, xếploại

(sốđiểm/tổngsốđiểmtốiđa của tiêu chuẩn)

CBQL, giảng viên, nhân viên đánh giá, xếploạihiệutrưởng

(sốđiểm/tổngsốđiểmtốiđacủa

tiêu chuẩn; % mỗi loại)

Tiêu chuẩn 1 N1 tiêu chí.../N1x10 N1 tiêu chí.../N1x10 Tiêu chuẩn 2 N2 tiêu chí.../N2x10 N2 tiêu chí.../N2x10 Tiêu chuẩn 3 N3 tiêu chí.../N3x10 N3 tiêu chí.../N3x10 Tiêu chuẩn 4 N4 tiêu chí/N4x10 N4 tiêu chí/N4x10 Tiêu chuẩn 5 N5 tiêu chí/N5x10 N5 tiêu chí/N5x10 Tiêu chuẩn 6 N6 tiêu chí/N6x10 N6 tiêu chí/N6x10

Tổng điểm (N1+N2+N3+N4+N5+…) (N1+N2+N3+N4+N5+…)x10 (N1+N2+N3+N4+N5+…) (N1+N2+N3+N4+N5+…)x10 Xếploại Xuấtsắc: ... %; Khá: ... %; TB: ...%; Kém: ...% Nhận xét, đánh giá a. Nhữngđiểmmạnh: ... b. Nhữngđiểmyếu: ... c. Chiềuhướng phát triển: ...

(ii) Đánh giá hiệu trưởng trường đại học theo phương thức tự đánh giá:

Sử dụng phiếu tự đánh giá của hiệu trưởng trường đại học, bao gồm các nội dung chính sau:

Họ và tên hiệu trưởng: ... Năm học:...

Hướng dẫn cho điểm:

1. Điểm cho tiêu chí theo thang điểm 10, là số nguyên.

2. Điểm cho tiêu chuẩn là tổng điểm của các tiêu chí trong tiêu chuẩn đó.

Bảng 3.3. Phiếutựđánh giá củahiệutrưởngtrườngđạihọc

Tiêu chuẩn Tiêu chí Điểm

tiêu chí Điểm tiêu chuẩn Tiêu chí 1:... Tiêu chí 2:... Tiêu chuẩn 1: Phẩmchất chính trị,đạođức,lối sống ... Tiêu chí 1:... Tiêu chí 2:...

Tiêu chuẩn 2: Nănglực

chuyên môn, nănglựcsư

phạm và NCKH ... Tiêu chí 1:... Tiêu chí 2:... Tiêu chuẩn 3: Nănglựcquản lý, lãnh đạo ... Tiêu chí 1:... Tiêu chí 2:...

Tiêu chuẩn 4: Nănglực

quan hệ xã hội, quan hệ

công chúng ...

Tiêu chí 1:... Tiêu chí 2:...

Tiêu chuẩn 5: Nănglực

phát triểnhợp tác quốctế

và hộinhập ...

Tiêu chí 1:... Tiêu chí 2:...

Tiêu chuẩn 6:Nănglực

phát triểnnghềnghiệp,

phát triểnbản thân ...

Tổngđiểm Xếploại

Chú ý:

- Ghi rõ số điểm từng tiêu chí, tiêu chuẩn,tổng điểm. Trường hợp không ghi đủ các sốliệu phiếusẽbị loại.

- Xếp 1 trong 4 loại:xuấtsắc; khá; trung bình; kém.

Các minh chứng:

1. Các minh chứng cho tự đánh giá về Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: ...

2. Các minh chứng cho tự đánh giá về Năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và nghiên cứu khoa học: ...

3. Các minh chứng cho tự đánh giá về Năng lực quản lý, lãnh đạo: ... ……….. 4. Các minh chứng cho tự đánh giá về Năng lực quan hệ xã hội, quan hệ công chúng: ...

5. Các minh chứng cho tự đánh giá về Năng lực phát triển hợp tác quốc tế và hội nhập: ...

6. Các minh chứng cho tự đánh giá về Năng lực phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân: ...

Đánh giá chung:

1. Những điểm mạnh: ... 2. Những điểm yếu: ... 3. Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu: ...

(iii) Đánh giá hiệu trưởng trường đại học của đội ngũ CBQL cấp dưới, giảng viên, nhân viên của trường đại học nơi hiệu trưởng công tác:

Sử dụng phiếu đánh giá hiệu trưởng trường đại học của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường nơi hiệu trưởng công tác (như bảng 3.4 trên).

Họ và tên hiệu trưởng: ... Năm học:...

Hướng dẫn cho điểm

1. Điểm cho tiêu chí theo thang điểm 10, là số nguyên.

Chú ý:

- Ghi rõ sốđiểmtừng tiêu chí, tiêu chuẩn,tổngđiểm. - Trường hợp không ghi đủ các sốliệu phiếusẽ bịloại.

Nhận xét chung

1. Những điểm mạnh:……….. ………..

2. Những điểm yếu:……….

……….. 3. Đánh giá chung (đánh dấu vào ô thích hợp):

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (đạt chuẩn, xuất sắc): - Hoàn thành tốt nhiệm vụ (đạt chuẩn, khá):

- Hoàn thành nhiệm vụ (đạt chuẩn, trung bình): - Chưa hoàn thành nhiệm vụ (chưa đạt chuẩn, kém):

...,ngày ...tháng...năm...

Người đánh giá

(có thể không ghi)

Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu trưởng trường đại học của đội ngũ CBQL cấp dưới, giảng viên, nhân viên của trường đại học nơi hiệu trưởng công tác sử dụng Bảng tổng hợp sau đây:

Họ và tên hiệu trưởng: ... Năm học:... Tổng số phiếu đánh giá (hợp lệ)/tổng số CB,GV, NV (cơ hữu): .../...

Hướng dẫn cho điểm

1. Điểm cho tiêu chí là trung bình cộng điểm của tiêu chí đó cho tất cả các phiếu đánh giá.

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu trưởng trường đại học của đội ngũ trườngđạihọcnơihiệutrưởng công tác

Tiêu chuẩn Tiêu chí Điểm tiêu chí Điểm tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn 1: N1 tiêu chí Tiêu chuẩn 2: N2 tiêu chí Tiêu chuẩn 3: N3 tiêu chí Tiêu chuẩn 4: N4 tiêu chí Tiêu chuẩn 5: N5 tiêu chí Tiêu chuẩn 6: N64 tiêu chí

Tổngđiểm

Xếploại Xuấtsắc: ...%; Khá: ...%; TB: ...%; Kém: ...%

Tổng hợp ý kiến nhận xét của cán bộ, giáo viên, nhân viên:

1. Những điểm mạnh (ý kiến của đa số, ý kiến khác):……… ……….. 2. Những điểm yếu (ý kiến của đa số, ý kiến khác):……….. ……….. - Ý kiến của các phó hiệu trưởng: ... - Ý kiến của cấp ủy Đảng: ... - Ý kiến của BCH Công đoàn: ... - Ý kiến của BCH Đoàn TNCS HCM: ...

... ngày ... tháng... năm...

Người tổng hợp

(ĐạidiệncấpủyĐảng hoặc Công đoàn) (kí và ghi rõ họ, tên)

Phương pháp đánh giá, xếploạihiệutrưởngtrườngđạihọc

1. Đánh giá hiệu trưởng được thực hiện thông qua việc đánh giá và cho điểm từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn. Việc cho điểm tiêu chí được thực hiện trên cơ sở xem xét các minh chứng liên quan.

Điểm tiêu chí tính theo thang điểm 10, là số nguyên. Tổng điểm tối đa của tổng N tiêu chí là Nx10 điểm.

2. Căn cứ vào điểm của từng tiêu chí và tổng số điểm, việc đánh giá xếp loại hiệu trưởng được thực hiện như sau:

a) Đạt chuẩn:

- Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung từ 8.5 điểm trở lên và tất cả tiêu chí phải từ 8 điểm trở lên.

- Loại khá: Điểm trung bình chung từ 6.5 đến 8.4 điểm và tất cả tiêu chí phải từ 6 điểm trở lên.

- Loại trung bình: Điểm trung bình chung từ 5.0 đến 6.4 điểm, tất cả tiêu chí của tiêu chuẩn 2 và 3 phải từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0 điểm.

b) Chưa đạt chuẩn - loại kém:

Điểm trung bình chung dưới 5.0 điểm hoặc thuộc một trong hai trường hợp sau:

- Có tiêu chí 0 điểm.

-Có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 2 và 3 dưới 5 điểm.

Lựclượng và quy trình đánh giá, xếp loạihiệutrưởng

1. Lực lượng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng gồm: hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường; cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng.

2. Quy trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng:

a) Đại diện của cấp ủy Đảng hoặc Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường chủ trì thực hiện các bước sau:

- Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu tại bảng 3.4 và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá hiệu trưởng theo mẫu phiếu tại bảng 3.5.

- Các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường, với sự chứng kiến của hiệu trưởng, tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng theo mẫu phiếu tại bảng 3.5.

b) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng chủ trì thực hiện các bước sau đây:

- Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường (được thể hiện trong các mẫu phiếu tại các bảng 3.4 và 3.5 trên) và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo mẫu phiếu tại bảng 3.3.

- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng, tập thể cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.

d) Điềukiệnthực hiện

Đánh giá hiệu trưởng trường đại học theo khung năng lực như trên cần phải được tiến hành một cách khoa học, đúng quy trình, đảm bảo tính trung thực, khách quan của tất cả đối tượng đánh giá.

Các thông tin, minh chứng cần được thu thập và cung cấp đầy đủ, cụ thể cho các đối tượng tham gia đánh giá tại thời điểm đánh giá, tránh đánh giá các minh chứng được gọi là "tương lai” như "sắp có” hay "minh chứng thay thế”.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 127 - 134)