Có chính sách tôn vinh nghề nghiệp và tạo động lực cho sự tự phát triển của đội ngũ hiệu trưởng trường đại học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 134 - 135)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

15. Tự trau dồi, hoàn thiện nhân cách hiệu trưởng trường đại học

3.3.6. Có chính sách tôn vinh nghề nghiệp và tạo động lực cho sự tự phát triển của đội ngũ hiệu trưởng trường đại học

phát triển của đội ngũ hiệu trưởng trường đại học

a) Mục tiêu, ý nghĩa

Chính sách tôn vinh hiệu trưởng với tư cách là một nghề đòi hỏi những yêu cầu cao về phẩm chất, năng lực và nhiều lĩnh vực kiến thức, kỹ năng khác trong quản lý, lãnh đạo trường đại học. Hiệu trưởng không đơn thuần là một vị trí công tác cần được tôn trọng mà còn cần được tôn vinh trong toàn bộ quá trình phát triển của trường đại học trước xã hội, cộng đồng các trường đại học, cộng đồng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên, sinh viên, học viên của trường đại học nơi hiệu trưởng công tác.

Sự tôn vinh nghề nghiệp là một nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển các giá trị văn hóa, giá trị nhân văn của dân tộc qua các thế hệ, đặc biệt, nghề hiệu trưởng đối với lãnh đạo trường đại học để đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước.

Tôn vinh gắn liền với tạo động lực, là thành tố quan trọng tạo nên động lực làm việc, động lực cống hiến của người hiệu trưởng trong sự nghiệp nghề nghiệp của mình, góp phần quan trọng vào sự phát triển của trường đại học và của các thế hệ hiện tại và tương lai của đất nước.

Chính sách tôn vinh và tạo động lực phù hợp không chỉ từ phía lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên mà còn từ chính đội ngũ nhà trường, từ cộng đồng xã hội sẽ tạo nên tính tích cực, sáng tạo, nhiệt thành, trách nhiệm của hiệu trưởng đối với thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà nhà trường, xã hội giao.

b) Nội dung

Nội dung giải pháp tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách tôn vinh và tạo động lực cho đội ngũ hiệu trưởng để họ tự phát triển bản thân, đáp ứng phù hợp và hiệu quả hơn yêu cầu quản lý lãnh đạo trường đại học và đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, GDĐH giai đoạn hiện nay.

c) Cách thức thựchiện

Tăng cường công tác thi đua khen thưởng theo hướng kết hợp hài hòa giữa yếu tố vật chất và tinh thần, biểu dương hiệu trưởng xuất sắc thông qua hội nghị hiệu trưởng, hội nghị lãnh đạo ngành, liên ngành.

Cần tiến hành nghiên cứu để đưa ra các minh chứng cho việc tạo động lực làm việc của hiệu trưởng, làm cơ sở cho việc xây dựng, cải tiến, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với hiệu trưởng trường đại học.

Áp dụng đánh giá hiệu trưởng dựa trên khung năng lực, đưa ra các giải pháp kịp thời trong công tác cán bộ như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý hiệu trưởng của lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên. Đồng thời, áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật đối với hiệu trưởng trường đại học không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm khuyết điểm, sai lầm, mất lòng tin của đội ngũ, lãnh đạo, cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng.

d) Điềukiệnthực hiện

Có sự đồng thuận của bộ máy quản lý nhà nước trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách tôn vinh, tạo đồng lực làm việc đối với đội ngũ hiệu trưởng trường đại học và sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên, sinh viên, học viên của trường đại học.

Một chính sách gắn liền với cơ chế thực hiện chính sách, giám sát thực thi và hiệu quả của chính sách tôn vinh, tạo động lực tự phát triển của hiệu trưởng đại học cần được xác định một cách rõ ràng trên cơ sở sự đồng thuận của các bên liên quan.

Bản thân hiệu trưởng trường đại học cần nhận thức rõ các giá trị được tôn vinh, hướng phấn đấu tới những giá trị được tôn vinh này. Tự bản thân hiệu trưởng xác định rõ ràng, trong sáng động cơ làm việc với tư cách một nghề, mang lại lợi ích không chỉ cho bản thân mà còn khẳng định giá trị đối với toàn xã hội, cộng đồng,...

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)